Hai tác phẩm là Nhà thờ Đức Bà Pa-ri và Những người khốn khổ của tác giả Vích-to Huy-gô.
Vích-to Huy-gô (1802 – 1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch Pháp. Các tác phẩm của ông, đặc biệt xuất sắc là tiểu thuyết “Những người khốn khổ” thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những con người khốn khổ, mong tìm những giải pháp đem lại hạnh phúc cho họ.
Nhà thờ Đức Bà Paris ra đời xuất phát từ việc tác giả muốn viết một cuốn tiểu thuyết về ngôi nhà thờ nổi tiếng ở thủ đô Paris (Pháp) vào năm 1828. Ông đã nhiều lần đến nhà thờ Đức bà Paris để ngắm kiến trúc cổ của ngôi nhà thờ và nảy ra ý tưởng viết một cuốn tiểu thuyết có tính chất lịch sử lấy bối cảnh Paris thời Trung cổ. Ông muốn ngôi nhà thờ cổ kính tráng lệ vượt lên trên thời gian và tất cả những biến cố.
Hai tác phẩm là Nhà thờ Đức Bà Pa-ri và Những người khốn khổ của tác giả nào
Xuất bản: 24/11/2020 - Cập nhật: 16/11/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Vai trò nổi bật của văn học, nghệ thuật, tư tưởng ở buổi đầu thời cận đại là: tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, hình thành quan điểm, tư tưởng của giai cấp tư sản, góp phần vào sự thắng lợi của giai cấp tư sản.
Thơ Dâng là tác phẩm văn học đạt giải Nôben năm 1913 vì thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc
Văn học phương Đông thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX chủ yếu phản ánh vấn đề: cuộc sống của nhân dân dưới ách thực dân phong kiến.
Coóc-nây (1606 - 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền văn học bi kịch cổ điển Pháp
Giải thích:
Thời cận đại xuất hiên nhiều nhà văn, nhà thơ lớn. Trong đó Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nên văn học bi kịch cổ điển Pháp. Năm 1629 ông viết vở kịch đầu tiên Mêlilơ. Thành công của vở kịch khiến ông dấn thân đi Pari và bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình. Ông viết một số kịch mà trong đó nổi bật lên như một vì sao chói lọi đó là vở kịch Lơ xít (1637).
Văn học phương Đông từ đầu thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX mang đặc điểm nổi bật phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới ách thống trị của thực dân phong kiến
Thơ Dâng là tác phẩm văn học của quốc gia Ấn Độ
Giải thích
"Thơ Dâng" của thi hào Tago của Ấn Độ đã giành được giải Nobel năm 1913
Tác gia văn học duy nhất của phương Đông thời Cận đại đã đoạn giải Nôbel là Tago với tập “Thơ Dâng” năm 1913. Ông là một nhà văn hóa lớn của Ấn Độ. Các sáng tác của ông thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc
Văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời cận đại có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản
Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, văn học phương Tây không chịu ảnh hưởng bởi chế độ phong kiến áp bức bóc lột nhân dân được phản ánh trong văn học
Từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX văn học ở các nước phương Đông có đặc điểm khác biệt so với văn học ở các nước phương Tây là: Phản ánh cuộc sống của nhân dân, dưới ách thực dân phong kiến, tinh thần quật khởi giành độc lập, tự do.