Trang chủ

Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế

Xuất bản: 10/11/2020 - Cập nhật: 19/11/2023 - Tác giả: Hà Anh

Câu Hỏi:

Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là những ai mạnh tay hành động chống Pháp: Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi.

Giải thích: Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi là những đại diện tiêu biểu của phái chủ chiến triều đình luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp, đã đưa Ưng Lịch lên làm vua, thẳng tay trừng trị nhưng kẻ thân Pháp.
Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu. Họ cũng là những người đã đề ra chiếu Cần Vương dẫn đến phong trào Cần Vương chống Pháp nổi lên trong nhân dân.

Câu hỏi liên quan
Triều đình Huế thực hiện kế sách gì khi Pháp tấn công Gia Định

Kế sách Triều đình Huế thực hiện khi Pháp tấn công Gia Định làxây dựng phòng tuyến để phòng ngự

Việc triều đình Huế từ chối cải cách đã đưa đến hậu quả gì ?


Chọn đáp án: B. Xã hội bế tắc trong chế độ phong kiến.

Ý nào sau đây không phải là hành động của phái chủ chiến trong triều đình Huế, đại diện là Tôn Thất Thuyết?

Vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp chống lại thực dân Pháp

Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình Huế kí với Pháp một bản hiệp ước do Pháp thảo sẵn, thường được gọi là Hiệp ước:

Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình Huế kí với Pháp một bản hiệp ước do Pháp thảo sẵn, thường được gọi là Hiệp ước Hácmăng.
Hiệp ước Hác măng hay còn được gọi là Hòa ước Quý Mùi, đã được ký kết vào ngày 25 tháng 8 năm 1883 tại kinh đô Huế giữa đại diện ngoại giao Cộng hòa Pháp là François Jules Harmand và đại diện của triều Nguyễn chánh sứ Trần Định Túc, phó sứ Nguyễn Trọng Hợp. Hiệp ước này ra đời đánh dấu thời kỳ toàn bộ nước Việt Nam trở thành thuộc địa của Pháp ( giai đoạn 1883 – 1945).

Đang xử lý...

đề trắc nghiệm lịch sử 8 mới nhất