Trang chủ

Trắc nghiệm Rồi ngày mai con đi

Xuất bản: 29/12/2022 - Cập nhật: 29/12/2022 - Tác giả: Cao Mỹ Linh

Câu Hỏi:

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
RỒI NGÀY MAI CON ĐI
Rồi ngày mai con xuống núi
Ngỡ ngàng
Đất rộng, trời thấp
Bước đầu tiên
Con vấp gót chân mình.

Rồi ngày mai con xuống núi
Gặp phố phường ngã bảy, ngã mười
Gặp lòng người đỏ, vàng, đen, trắng
Mỗi lần vấp, một bước đi
Sẽ sực nhớ người thầy trên núi.

Bố mẹ cho con cán rìu, lưỡi hái
Vung một sải quang ba ngọn đồi
Nhưng chưa đủ mo cơm, tay nải
Trên đường xa về phía chân trời.

Người thầy ngồi lặng lẽ sương khuya
Áo cổ lòng không ngăn được rét rừng như chích
Chăm giáo án như vụn từng đốm than tí tách
Thắp lửa hồng ấm mãi tim con.

Ngọn lửa ấy là mo cơm khi đói
Là chiếc gậy con vịn đường mưa
Là ngón tay gõ vào chốt cửa
Phía sau kia rộng mở nụ cười.

Ngày mai con xuống núi
Cùng tay nải hành trang đầu tiên
Đi như suối chảy về với biển
Chớ quên mạch đá cội nguồn.
(LÒ CAO NHUM, Gốc trời, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009)

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Bài thơ trên được viết theo thể thơ tự do.
Giải thích: Số chữ trong các dòng thơ khác nhau, có dòng 2, có dòng 3, nhưng có dòng 10 chữ

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Tác giả gieo vần hỗn hợp trong toàn bài thơ

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ qua cụm từ “con xuống núi".

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Nghĩa của từ “ngỡ ngàng" trong bài thơ trên là sự ngạc nhiên trước những điều mới lạ hoặc những điều trước đó không nghĩ tới, không ngờ tới ngỡ ngàng trước sự khác lạ khi tới một vùng đất mới.

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Theo tác giả, khi “con xuống núi", mỗi lần “vấp”, con sẽ nhớ đến người thầy

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Theo tác giả, hành trang quan trọng nhất đối với người con khi xuống núi là ngọn lửa hồng trong tim con do thầy giáo thắp nên.

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ năm là liệt kê, điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa.

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Người con trong bài thơ được căn dặn đừng quên mạch đá cội nguồn.

Đang xử lý...

đề trắc nghiệm ngữ văn 7 mới nhất