Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm trong phần Gặp gỡ và đính ước.
Đôi nét về đoạn trích Chị em Thúy Kiều
1. Vị trí đoạn trích
Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của phần 1: Gặp gỡ và đính ước
2. Bố cục
- Đoạn 1 (4 câu đầu): giới thiệu khái quát hai chị em Thúy Kiều
- Đoạn 2 (4 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Vân
- Đoạn 3 (12 câu tiếp): gợi tả vẻ đẹp Thúy Kiều
- Đoạn 4 (4 câu cuối): Nhận xét chung về cuộc sống của hai chị em
3. Giá trị nội dung
Đoạn trích đã khắc họa rõ nét chân dung tuyệt mĩ của chị em Thúy Kiều, ca ngợi vẻ đẹp, tài năng và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh của Thúy Kiều, đây là biểu hiện cho cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du
4. Giá trị nghệ thuật
Nghệ thuật nổi bật của đoạn trích là nghệ thuật khắc họa nhân vật lí tưởng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng – lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm nổi bật vẻ đẹp của con người, không miêu tả chi tiết cụ thể mà tả để gợi, sử dụng biện pháp đòn bẩy làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều
Tham khảo thêm: Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm trong phần nào?
Xuất bản: 10/11/2020 - Cập nhật: 21/04/2022 - Tác giả: Nguyễn Hưng
Câu Hỏi:
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm trong phần nào?
Câu hỏi trong đề: Trắc nghiệm bài Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: B
Câu hỏi liên quan
Câu thơ "Mai cốt cách tuyết tinh thần" có nghĩa là gì?
A. Tinh thần trong trắng, tinh khiết như mai, như tuyết
B. Đẹp như cây mai cây tuyết
C. Cốt cách thanh tao của mai, tinh thần trong trắng, tinh khôi của tuyết
D. Cả 3 đáp án trên
Thúy Kiều được miêu tả như thế nào?
A. Là một trang tuyệt thế giai nhân, sắc sảo, mặn mà về trí tuệ và tâm hồn
B. Là người có vẻ đẹp đoan trang, hiền dịu
C. Là người có đôi mắt đẹp (làn thu thủy) gợi vẻ đẹp trong sáng, lanh lợi, sắc sảo hơn người.
D. Cả A và C
Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả không sử dụng phép tu từ nào?
A. Nhân hóa
B. So sánh
C. Ẩn dụ
D. Liệt kê
Tác giả sử dụng bút pháp nào khi miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều?
A. Bút pháp phóng đại
B. Bút pháp ước lệ tượng trưng
C. Bút pháp tả cảnh ngụ tình
D. Bút pháp trần thuật