Đoạn thơ sau sử dụng những điển cố nào? - Sầu đong càng lắc càng đầy, Ba thu dọn

Xuất bản: 13/11/2020 - Cập nhật: 18/11/2023 - Tác giả: Điền Chính Quốc

Câu Hỏi:

Đoạn thơ sau sử dụng những điển cố nào?

- Sầu đong càng lắc càng đầy,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.

- Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà

- Khi về hỏi Liễu Chương Đài,
Cành xuân đã bẻ cho người chuyên tay!

- Bấy lâu nghe tiếng má đào.
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Đoạn thơ đã cho ở trên sử dụng những điển cố như Ba thu, Liễu Chương Đài, Mắt xanh.

Giải thích chi tiết:
- Ba thu: điển cố này lấy ý từ câu thơ trong Kinh Thi: Nhất nhật bất biến kiến như tam thu hề (Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu) - nói về nỗi nhớ nhung da diết của con người. Điển cố này được dùng trong truyện Kiều ý muốn nói: Khi chàng Kim Trọng đã tương tư Thúy Kiều thì một ngày không thấy mặt nhau cảm giác lâu như ba năm vậy.
- Liễu Chương Đài: Gợi chuyện xa xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ con với câu: "Cây liễu ở Chương Đài xưa xanh xanh - Nay có còn không - Hay là tay khác đã vịn bẻ mất rồi?". Điển cố này được sử dụng để diễn tả tâm trạng của Thúy Kiều khi nàng nghĩ đến cảnh Kim Trọng trở về chốn hẹn xưa thì Kiều đã thuộc về người khác.
- Mắt xanh: Chuyện xưa kể rằng Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh (lòng đen của mắt), không ưa ai thì mắt trắng (lòng trắng). Dẫn điển cố này để nói về cách nhìn nhận của Từ Hải về phẩm giá của nàng Kiều; mặc dù phải sống trong chốn lầu xanh, phải tiếp nhiều khách làng chơi, nhưng nàng chưa hề quý ai.

Điền Chính Quốc (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Những điển cố như sân Lai, gốc tử, quạt nồng ấp lạnh được sử dụng nhằm mục đích gì?

Những điển cố như sân Lai, gốc tử, quạt nồng ấp lạnh được sử dụng nhằm mục đích nói đến sự thương nhớ, đau xót, lo lắng cho cha mẹ khi Thúy Kiều không thể ở bên cạnh.

"Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú, / Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung"

Câu thơ gợi đến điển cố gì của Trung Quốc?

Hai câu thơ sử dụng điển cố, Nguyễn Công Trứ ví mình sánh ngang với những người nổi tiếng có sự nghiệp hiển hách như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật.

Em hiểu thế nào về điển cố "Giường kia" trong câu thơ “Giường kia treo cũng hững hờ” (Khóc Dương Khuê)?

Điển cố Giường kia trong câu thơ Giường kia treo cũng hững hờ (Khóc Dương Khuê) mượn ý từ câu chuyện của Trần Phồn đời Hậu Hán. Trần Phồn có bạn là Tử Trĩ. Phồn quý bạn đến mức dành riêng cho bạn một chiếc giường, khi bạn đến chơi thì hạ xuống, lúc về thì lại treo giường lên.

Khái niệm nào đúng với điển cố?

Điển cố là những tích truyện xưa; thường là kể về các tấm gương hiếu thảo, anh hùng liệt sĩ, các tấm gương đạo đức, hoặc những truyện có tính triết lý nhân văn trong lịch sử.

Tác dụng của hai điển cố trong câu thơ sau là gì?

”Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn.”

Tác dụng của hai điển cố trong câu thơ trên là được dùng để nói về tình bạn thắm thiết, keo sơn, chữ dùng ngắn gọn mà hàm ý sâu xa.

Giải thích:
"Giường kia treo cũng hững hờ
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn."
Nguyễn Khuyến đã mượn hai điển cố này để nói đến tình bạn thân thiết giữa mình và Dương Khuê. Bạn mất, chẳng còn ai hiểu được lòng mình, chẳng còn ai để chia sẻ mọi buồn vui trong cuộc sống.

Điển cố được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ nào?

Điển cố được dùng nhiều trong phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Trường hợp nào sau đây là điển cố?

Lá thắm chỉ hồng là điển cố. 

Bổ sung kiến thức:
“Lá thắm” là từ Nôm của từ “hồng diệp”. Đời vua Đường Hi Tông, Vu Hựu có bắt được một cái lá đỏ trôi từ trong cung vua trôi ra, trong cái lá có đề thơ, Vu Hựu bèn đề một bài vào cái lá ấy rồi thả xuống sông thì nó lại trôi trở vào. Cung nhân là Hàn thị bắt được.

Sử dụng điển cố có ưu điểm gì?

Sử dụng điển cố có ưu điểm là diễn đạt giàu hình tượng.

Giải thích:
Với một hình thức cô đọng, linh động, điển cố chứa đựng một thế giới bao la về hình tượng, sự tích, lịch sử, ý tưởng sinh động, sâu sắc thể hiện tính khái quát cao. Việc vận dụng linh hoạt, thích hợp các điển cố giúp câu văn, câu thơ cân đối. Những hiểu biết về các tích truyện, sự liên tưởng, tưởng tượng của người đọc sẽ làm cho nội dung diễn đạt của tác giả thêm phần phong phú.

Nhận xét nào đúng với điển cố?

Nhận xét đúng với điển cố là: Điển cố có giá trị ghi lại nhiều nội dung văn hóa, lịch sử.

Điển cố có ứng dụng gì trong văn học?

Điển cố có ứng dụng trong văn học đó là: Làm tham chiếu để luận giải là một cách rất tốt để làm sáng tỏ cái ý mà mình muốn biểu đạt.

đề trắc nghiệm ngữ văn 11 mới nhất

X