Điểm bão hòa ánh sáng là cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp đạt cực đại.
Cường độ ánh sáng tăng làm tăng cường độ quang hợp cho đến khi đạt tới điểm bão hòa ánh sáng. Từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.
Điểm bù ánh sáng (Io): Cường độ ánh sáng tối thiểu để cường độ quang hợp và hô hấp bằng nhau.
Điểm bão hòa ánh sáng (Im): Cường độ ánh sáng để cường độ quang hợp đạt cực đại.
Điểm bão hòa ánh sáng là
Xuất bản: 27/11/2020 - Cập nhật: 09/11/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Chu trình nào sau đây xảy ra trong pha tối của quá trình quang hợp?
Chu trình xảy ra trong pha tối của quá trình quang hợp là chu trình Canvin
Sống tự dưỡng quang hợp cơ ở:
Sống tự dưỡng quang hợp cơ ở thực vật, tảo.
Tự dưỡng là quá trình cơ thể sinh vật tự tổng hợp được chất hữu cơ (hay vô cơ) cần thiết cho cơ thể (ví dụ như cacbohidrat ở thực vật và một số nhóm sinh vật tự dưỡng) sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời, nước, cacbonic để tổng hợp ra chất hữu cơ và tích lũy năng lượng.
Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm các chất nào sau đây?
Nguyên liệu của quá trình quang hợp gồm khí cacbonic và nước
Ở thực vật, quá trình quang hợp được thực hiện chủ yếu thông qua cấu trúc nào sau đây
Ở thực vật, quá trình quang hợp được thực hiện chủ yếu thông qua cấu trúc bào quan lục lạp.
Phát biểu nào sau đây sai khi nói về pha sáng của quá trình quang hợp?
Sản phẩm của pha sáng không phải là NADH mà là NADPH
Pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở vị trí nào sau đây?
Pha tối diễn ra ở chất nền của lục lạp
Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?
Quá trình khử CO2 diễn ra ở pha tối
Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân hoàn toàn X (xúc tác axit) thu được chất Y. Chất Y có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Hai chất X và Y lần lượt là
Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp → X là tinh bột:
6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2
Thủy phân hoàn toàn X (xúc tác axit) thu được chất Y → Y là glucozơ:
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
Kết luận: Hai chất X và Y lần lượt là tinh bột và glucozơ.
Nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình quang hợp của cây xanh là bao nhiêu ?
Quang hợp của cây chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình từ 20-30⁰C
Thành phần nào dưới đây không tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp của thực vật ?
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbônic và năng lượng ánh sáng mặt trời để chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi - SGK trang 72.