Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý

Xuất bản: 17/11/2020 - Cập nhật: 11/10/2023 - Tác giả: Giang

Câu Hỏi:

Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã: Sáng tác bài thơ thần "Nam quốc sơn hà".
Bài thơ "Nam quốc sơn hà" như một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền không thể xâm phạm của đất nước Việt Nam, lên án cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống. Bài thơ khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống.

Giang (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?

Lý Thường Kiệt chủ động giảng hòa là một biện pháp ngoại giao mềm dẻo để tránh quân Tống đêm quân Sang Xâm lược ta lần nữa và giữ mối quan hệ ngoại giao hòa hảo về sau.

Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?

Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?

Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.


Giải thích: Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu là những nơi gần biên giới và tập trung lương thực và khí giới chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của quân Tống. Lý Thường Kiệt tấn công vào 3 căn cứ này để làm cho quân Tống gặp khó khăn về lương thực và khí giới.

Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến bên bờ nam sông Như Nguyệt. Việc xây dựng phòng tuyến này đã gây cho địch nhiều khó khăn, làm chúng không thể tiến sâu vào lãnh thổ nước ta.

Trước nguy cơ xâm lược của nhà Tống, Lý Thường Kiệt đã có chủ trương gì?

Trước tình hình nhà Tống ráo riết xâm lược nước ta, Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo: "tiến công trước để tự vệ". Lịch sử gọi kế sách của Lý Thường Kiệt là "tiên phát chế nhân".

Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?

Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách: Thương lượng, đề nghị giảng hòa.

Đâu không phải lý do khiến Lý Thường Kiệt chọn Như Nguyệt làm nơi xây dựng phòng tuyến đánh giặc?

Lý Thường Kiệt chọn sông Như Nguyệt làm phòng tuyến chống quân xâm lược Tống, vì:
- Đây là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường bộ từ Quảng Tây (Trung Quốc) vào Thăng Long.
- Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.

Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp “tiên phát chế nhân” nghĩa là:

Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp tiên phát chế nhân nghĩa là chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động.

Giữa lúc quân Tống đang rơi vào tình thế khó khăn, tuyệt vọng, Lý Thường Kiệt đã có hành động gì?

Giữa lúc quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng. Lý Thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp thương lượng, đề nghị "giảng hòa". Quách Quỳ chấp nhận ngay. Sau đó quân Tống rút về nước.

Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống
Giữa lúc quân Tống gặp khó khăn khi thất bại tại trận Như Nguyệt nhưng Lý Thường Kiệt lại chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách "giảng hòa", mềm dẻo, thương lượng với quân Tống. Cách giải quyết này đã thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt, đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước từ trước. Đồng thời, giúp nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế bớt thiệt hại xương máu, vật chất của nhân dân.

đề trắc nghiệm lịch sử 7 mới nhất

X