Tỉ lệ giới tính là một đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật.
Loài ưu thế; Loài đặc trưng; Thành phần loài là các đặc trưng cơ bản của quần xã.
Nhắc lại lý thuyết:
Đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?Các đặc điểm cơ bản của quần thể
1. Tỉ lệ giới tính
- Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và số lượng cá thể cái.
- Trong quá trình sống, tỉ lệ này có thể thay đổi tuỳ thuộc từng loài, từng thời gian và điều kiện sống.
- Tỉ lệ giới tính của quần thể là đặc trưng quan trọng đảm bảo hiểu quả sinh sản của quần thể trong điều kiện môi trường thay đổi
2. Nhóm tuổi
- Mỗi quần thể có cấu trúc tuổi đặc trưng. Cấu trúc này luôn thay đổi phụ thuộc vào điều kiện sống của môi trường.
+ Khi nguồn sống của môi trường suy giảm, xảy ra các điều kiện bất lợi thì các cá thể non và già bị chết nhiều hơn các cá thể trưởng thành.
+ Trong điều kiện thuận lợi, nguồn sống dồi dào, con non lớn lên nhanh chóng, tỉ lệ tử vong giảm, kích thước quần thể tăng cao.
- Các nghiên cứu về thành phần nhóm tuổi giúp chúng ta có kế hoạch bảo vệ và khai thác tài nguyên sinh vật có hiệu quả
3. Sự phân bố cá thể trong quần thể
- Có 3 kiểu phân bố cá thể thường gặp: phân bố theo nhóm, phân bố đồng đều và phân bố ngẫu nhiên.
- Phân bố ngẫu nhiên là dạng phân bố phổ biến nhất; thường gặp khi điều kiện sống phân bố không đồng đều.
- Phân bố đồng đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều và giữa các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt.
- Phân bố ngẫu nhiên là dạng trung gian giữa hai dạng trên; xảy ra khi điều kiện môi trường phân bố đồng đều và giữa các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt.
4. Mật độ cá thể
- Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích.
- Mật độ cá thể được coi là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của quần thể. Vì: mật độ cá thể ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản và tử vong.
- Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc theo điều kiện môi trường.
5. Kích thước quần thể
- Kích thước của quần thể sinh vật là số lượng cá thế (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích luỹ trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
- Kích thước của quần thể dao động từ kích thước tối thiểu đến kích thước tối đa.
+ Kích thước tối thiểu: số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.
+ Kích thước tối đa:là giới hạn lớn nhất về số lượng cá thể mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống mà môi trường có thể cung cấp. Nếu kích thước quá lớn, cạnh tranh giữa các cá thể tăng lên, một số cá thể di cư khỏi quần thể, mức tử vong cao.
- Kích thước của quần thể luôn phụ thuộc và 4 yếu tố: mức độ sinh sản, mức độ tử vong, mức độ xuất cư và nhập cư của các cá thể.
6. Tăng trưởng của quần thể
- Trên lý thuyết, nếu nguồn sống của môi trường vô cùng dồi dào, không gian cư trú không giới hạn thì quần thể sẽ liên tục phát triển, tạo thành đường cong chữ J
- Trong thực tế, tăng trưởng của quần thể thường bị giới hạn bởi nhiều yếu tố: điều kiện sống không thuận lợi, …Khi đó đường cong tăng trưởng thực tế có dạng chữ S.
Đặc trưng nào sau đây là đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật?
Xuất bản: 21/12/2020 - Cập nhật: 04/10/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Tập hợp sinh vật dưới đây không phải là quần thể sinh vật tự nhiên:
Các con lợn nuôi trong một trại chăn nuôi không phải là quần thể sinh vật tự nhiên.
Giải thích
Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong 1 khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định, những cá thể trong loài có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
Sinh vật được chia thành các giới theo thứ tự sau:
Sinh vật được chia thành các giới sau: Giới Khởi sinh -> Giới Nguyên Sinh -> Giới nấm -> Giới Thực vật -> Giới Động vật.
Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là:
Quần thể người và quần thể sinh vật có những đặc điểm giống nhau: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong.
Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết điều gì?
Trong quần thể, tỉ lệ giới tính cho ta biết tiềm năng sinh sản của loài. Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa cá thể đực/cá thể cái, thay đổi chủ yếu theo lứa tuổi và phụ thuộc vào sự tử vong không đều giữa cá thể đực và cái. Tỉ lệ giới tính có quan hệ mật thiết đến sức sinh sản của quần thể, nó cho thấy tiềm năng sinh sản của quần thể. Ngoài ra, tỷ lệ giới tính thay đổi phụ thuộc vào: đặc điểm di truyền, điều kiện môi trường…
Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Xét các nguyên nhân sau đây:
(1) Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
Có 3 nguyên nhân đúng khiến cho kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong đó là:
- Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. (1)
Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật:
Các cá thể chuột cùng sống trên một đồng lúa là quần thể sinh vật.
Giải thích: Xét các cá thể chuột sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. Số lượng chuột tùy thuộc nhiều vào lượng thức ăn trên cánh đồng. Dựa vào định nghĩa về quần thể, ta có thể nhận định các cá thể chuột cùng sống trên một đồng lúa là quần thể sinh vật.
Những đặc điểm chỉ có ở quần thể người mà không có ở quần thể sinh vật khác là:
Quần thể người còn có những đặc điểm khác mà quần thể sinh vật không có: pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hóa, xã hội.
Đặc điểm có ở quần xã mà không có ở quần thể sinh vật là:
Quần xã là tập hợp các quần thể thuộc nhiều loài sinh vật còn quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài.
Điểm giống nhau giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật là:
Quần thể sinh vật và quần xã sinh vật đều là tập hợp nhiều cá thể sinh vật.
Vi sinh vật khuyết dưỡng là gì?
Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được các nhân tố sinh trưởng.
Giải thích
Các loài vi sinh vật chỉ có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường có các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, lipid, ion khoảng,... Một số vi sinh vật chỉ sinh trưởng được khi có mặt các nhân tố sinh trưởng trong môi trường. Nhân tố sinh trưởng là những chất cần cho sự sinh trưởng của chúng nhưng với hàm lượng rất ít, có thể là một số loại amino acid, vitamin,... hay một số nguyên tố vi lượng như Mn, Zn, Mo....