Đặc điểm nào sau đây không thuộc giai đoạn thứ hai của phong trào Cần Vương

Xuất bản: 22/12/2020 - Cập nhật: 29/09/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng

Câu Hỏi:

Đặc điểm nào sau đây không thuộc giai đoạn thứ hai của phong trào Cần Vương

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

- Các đáp án A, B, C: là đặc điểm giai đoạn 2 của phong trào Cần Vương (1888 – 1896)
- Đáp án D: Trong giai đoạn thứ hai của phong trào Cần Vương, phong trào tiếp tục phát triển, quy tụ thành những trung tâm lớn và ngày càng lan rộng => cũng có nghĩa phong trào dần phát triển theo chiều sâu.
Lý thuyết cần nhớ:
- Giai đoạn 1885 – 1888:
+ Lãnh đạo: Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Lực lượng: đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
+ Địa bàn: rộng lớn, khắp Bắc và Trung Kì.
+ Cuối năm 1888, vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc, chịu án lưu đày sang An-giê-ri (Bắc Phi).
- Giai đoạn 1888 - 1896:
+ Lãnh đạo: văn thân, sĩ phu yêu nước.
+ Địa bàn: thu hẹp, quy tụ dần thành các trung tâm lớn, chuyển trọng tâm hoạt động lên vùng trung du và miền núi.
+ Năm 1896, phong trào Cần Vương chấm dứt.

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là gì?

Mục tiêu của phong trào yêu nước Cần Vương là Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Diễn giải: Ngày 13-7-1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến -> Đây là phong trào theo khuynh hướng phong kiến với mục tiêu: Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến.

Cuộc khởi nghĩa nào sau đây nằm trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam?

Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy nằm trong phong trào Cần vương chống Pháp cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam.

Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam bùng nổ sau khi

Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam bùng nổ sau khi phái chủ chiến phản công quân Pháp tại Huế thất bại.

Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần vương

Sau khi vua Hàm Nghị bị bắt, phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành các trung tâm lớn và ngày càng lan rộng, đặc biệt là ở Nam Trung Bộ.

Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là gì?

Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là: Kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà kháng chiến

Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX kết thúc sau khi thực dân Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa

Phong trào Cần vương cuối thế kỉ XIX kết thúc sau khi thực dân Pháp đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê.

Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam?

Sự thất bại của phong trào Cần Vương đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam là phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp.

Sự kiện đánh dấu phong trào Cần Vương (1895 – 1896) chấm dứt là

Sự kiện đánh dấu phong trào Cần Vương (1895 – 1896) chấm dứt là cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất bại. Từ cuối năm 1895 đầu 1896, khi tiếng súng cuộc khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng thất bại, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt.

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX là:

Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương chống Pháp cuối thế kỷ XIX là Khởi nghĩa Hương Khê

Trong giai đoạn 1888 - 1896, phong trào Cần vương ở Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của:

Trong giai đoạn 1888 - 1896, phong trào Cần vương ở Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của văn thân, sĩ phu.

đề trắc nghiệm lịch sử Thi mới nhất

X