Cách mạng tư sản Pháp được Lê-nin ví như cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu.
Cuộc cách mạng nào được Lê-nin ví như cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi
Xuất bản: 24/11/2020 - Cập nhật: 06/09/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là:
Hai giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến châu Âu là lãnh chúa và nông nô
Giải thích: Các tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man được phong chức tước và ruộng đất trở nên giàu có và có quyền thế trở thành các lãnh chúa.
Hệ tư tưởng của chế độ phong kiến châu Âu là gì?
Hệ tư tưởng của chế độ phong kiến châu Âu là Ki-tô giáo.
Xã hội phong kiến châu Âu hình thành trong khoảng thời gian nào?
Xã hội phong kiến châu Âu hình thành trong khoảng thời gian là Từ thế kỉ V đến thế kỉ X.
+ Từ thế kỉ V, người Giéc-man xâm chiếm các quốc gia cổ phương Tây lập nên nhiều vương quốc mới.
+ Hình thành 2 giai cấp lãnh chúa và nông nô.
→ Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành.
Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành dựa trên cơ sở của các tầng lớp nào?
Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành dựa trên cơ sở của các tầng lớp lãnh chúa phong kiến và nông nô.
Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành dựa trên cơ sở hình thành quan hệ bóc lột giữa tầng lớp lãnh chúa phong kiến và nông nô bằng địa tô
Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu?
Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến châu Âu là hình thành muộn, phát triển nhanh, ngắn, kết thúc sớm, nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản
+ Xã hội phong kiến phương Tây hình thành muộn từ những thế kỉ V-X.
+ Thế kỉ XI-XIV là thời kì phát triển toàn thịnh.
Việc làm nào của người Giec-man đã tác động trục tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu?
Việc tác động trực tiếp đến sự hình thành xã hội phong kiến châu Âu là chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man
Giải thích: Việc phân chia ruộng đất và ban tước vị cho các tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man làm cho những người này trở nên giàu có và có quyền thế trở thành các lãnh chúa.
Nhân tố cơ bản nào dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến châu Âu từ thế kỉ XV?
Nhân tố cơ bản dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến châu Âu từ thế kỉ XV là: Sự ra đời và phát triển của thành thị trung đại
Từ thế kỉ XI, thành thị trung đại ra đời và phát triển đã phá vỡ nền kinh tế tự cung tự cấp trong các lãnh địa phong kiến, chủ nghĩa tư bản dần được hình thành trong lòng xã hội phong kiến. Đây chính là nhân tố cơ bản dẫn tới sự khủng hoảng của xã hội phong kiến châu Âu.
Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì
Chế độ phong kiến châu Âu thời sơ kì trung đại được gọi là chế độ phong kiến phân quyền vì mỗi lãnh địa như một nước nhỏ, một pháo đài kiên cố, bất khả xâm phạm
Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến châu Âu là:
Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến châu Âu là: lãnh chúa phong kiến và nông nô.
+ Người Giéc-man chiếm ruộng đất của quý tộc Rô-ma, được phong tước vị → có nhiều ruộng đất và quyền thế → lãnh chúa phong kiến.
+ Nô lệ và nông dân biến thành nông nô.
Khoảng thời gian nào đánh dấu sự phát triển toàn thịnh của chế phong kiến châu Âu?
Thế kỉ XI- XIV đánh dấu sự phát triển toàn thịnh của chế phong kiến châu Âu
Các giai đoạn phát triển của chế độ phong kiến châu Âu:
- Hình thành vào khoảng thế kỉ X; xác lập và hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X
- Phát triển toàn thịnh từ thế kỉ XI- XIV
- Khủng hoảng, suy vong từ thế kỉ XV- XVI