Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm 1989.
Bổ sung kiến thức:
Ngày 20/11/1989, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (Công ước về quyền trẻ em) và mở cho các nước ký, phê chuẩn và tham gia theo Nghị quyết số 44/25.
Theo quy định tại Điều 49 của Công ước thì Công ước về quyền trẻ em có hiệu lực từ ngày 02/9/1990. Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực châu Á và là nước thứ hai trên thế giới đã phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990.
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em là một công ước quốc tế quy định các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa của trẻ em. Các quốc gia phê chuẩn công ước này chịu ràng buộc của các quy định công ước này theo luật quốc tế. Cơ quan giám sát thi hành công ước này là Ủy ban quyền trẻ em Liên Hợp Quốc bao gồm các thành viên từ các quốc gia trên khắp thế giới.
Các quốc gia đã phê chuẩn công ước này phải báo cáo trước Ủy ban về quyền trẻ em Liên Hợp Quốc theo định kỳ để ủy ban này kiểm tra việc quá trình tiến triển trong việc thực thi công ước và tình trạng quyền trẻ em ở quốc gia đó.
Điểm chính của Công ước Quốc tế về quyền Trẻ em 1989 yêu cầu: "Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát biểu những quan điểm đó về mọi vấn đề tác động đến trẻ em và những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em."
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào?
Xuất bản: 19/11/2020 - Cập nhật: 31/10/2023 - Tác giả: Chu Huyền
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Tổ chức nào sau đây không phải là tổ chức của Liên hợp quốc?
Tổ chức không phải là tổ chức của Liên hợp quốc là WTO.
WTO (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới – là một tổ chức quốc tế có trụ sở chính lại Geneve, Thụy Sĩ. Tổ chức này có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các quốc gia thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Mục đích hoạt động: loại bỏ, giảm thiểu các rào cản thương mại tiến tới tự do thương mại.
Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc nào sau đây của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông:
Việt Nam đã vận dụng nguyên tắc của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề Biển Đông đó là: Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
Nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên Hợp quốc:
Nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên Hợp quốc là Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
Liên hợp quốc hoạt động theo 5 nguyên tắc sau:
- Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết
Cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là:
Cơ quan giữ vai trò trọng yếu hàng đầu của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới là Hội đồng Bảo an.
Giải thích:
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thành lập ngày 24 tháng 10 năm 1945 là một trong sáu cơ quan chính của Liên Hợp Quốc, có quyền đề nghị Đại Hội đồng kết nạp nước mới vào Liên Hợp Quốc, phê chuẩn các điều sửa đổi, bổ sung Hiến chương Liên Hợp Quốc và quyết định các biện pháp giữ gìn hòa bình, trừng phạt, quân sự.
FAO là tổ chức có tên gọi là?
FAO là tổ chức có tên gọi là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc hay Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc.
FAO có tên đầy đủ là Food and Agriculture Organization of the United Nations, được thành lập ngày 16 tháng 10 năm 1945 tại Canada với vai trò là một cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc (UN).
Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc có ý nghĩa gì ?
Việc nước ta trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc đó là một thắng lợi lớn trên mặt trận ngoại giao của Đảng và Nhà nước ta năm 1976.
Đối với Châu Á, Việt Nam là nước thứ mấy ký Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em
Đối với Châu Á, Việt Nam là nước đầu tiên ký Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thể hiện điều gì?
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em thể hiện sự tôn trọng và quan tâm đối với trẻ em.
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có bao nhiêu điều và bao nhiêu quyền?
Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em có 54 điều, 29 quyền.