Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt có ở động cơ nào?

Xuất bản: 03/12/2020 - Cập nhật: 08/11/2023 - Tác giả: Điền Chính Quốc

Câu Hỏi:

Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt có ở động cơ nào?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Cơ cấu phân phối khí dùng van trượt có ở động cơ xăng 2 kì.
Bổ sung kiến thức:
Trình bày nguyên lí làm việc của động cơ xăng 2 kì:
a. Kì 1:
- Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, trong xi lanh xẩy ra các quá trình cháy dãn nở, thải tự do, quét và thải khí.
- Đầu kì 1, pit-tông ở ĐCT, khí cháy có áp suất cao đẩy pit-tông
- Đi xuống làm trục khuỷu quay và sinh công, quá trình cháy dãn nở kết thúc khi pit-tông bắt đầu mở cửa quét 3.
- Từ khi pit-tông mở cửa thải cho đển khi bắt đầu mở cửa quét . Khí thải trong xi lanh có áp suất cao qua cửa thải thoát ra ngoài, giai đoạn này còn gọi là giai đoạn thải tự do.
- Từ khi pit-tông mở cửa quét cho tới khi tới ĐCD hoà khí có áp suất cao từ cacte qua đường thông 8 và cửa quét đi vào xi lanh đẩy khí thải trong xi lanh qua cửa thải ra ngoài, giai đoạn này được gọi là giai đoạn quét thải khí.
- Đồng thời khi pit-tông đi xuống đóng cửa nạp cho tới khi pit-tông đến ĐCD, hoà khí trong cacte được nén nên áp suất và nhiệt độ hoà khí tăng lên.
- Pit-tông được bố trí đóng cửa nạp trước khi mở cửa quét nên hoà khí trong cacte có áp suất cao.
b. Kì 2:
- Pít-tông được trục khuỷu dẫn động đi từ ĐCD lên ĐCT, trong xi lanh diễn ra các quá trìng quét-thải khí, lọt khí, nén, và cháy-dãn nở.
- Lúc đầu cửa quét và cửa thải vẫn mở hoà khí có áp suất cao từ cạcte qua đường thông 8 và cửa quét 9 vẫn tiếp tục đi vào xi lanh. Khí thải trong xi lanh qua cửa thải ra ngoài. Quá trình quét thải khí chỉ kết thúc khi pít-tông đóng cửa quét
- Từ khi pit-tông đóng cửa quét đến khi đóng cửa thải thì một phần hoà khí trong xi lanh bị lọt ra cửa thải ra ngoài. Giai đoạn này gọi là giai đoạn lọt khí.
- Từ khi pit-tông đóng cửa thải tới khi đến ĐCT quá trình nén mới thực sự diễn ra. Cuối kì 2 bugi bật tia lửa điện châm cháy hoà khí. Quá trình cháy bắt đầu.
- Khi pit-tông đi từ ĐCD lên đóng cửa quét và cửa nạp vẫn còn đóng → áp suất trong cạcte giảm, pit-tông tiếp tục đi lên mở cửa nạp 4, hoà khí trên đường ống nạp đi vào cacte nhờ sự chênh lệch áp suất.

Điền Chính Quốc (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Tại sao động cơ xăng có hệ thống đánh lửa còn động cơ điêzen không có?

Động cơ xăng có hệ thống đánh lửa còn động cơ điêzen không có bì hòa khí ở động cơ xăng không tự bốc cháy được.

Hãy nêu công dụng hộp số của xe ô tô?

Công dụng hộp số của xe ô tô: Truyền và thay đổi mô men từ động cơ đến bánh xe chủ động, cắt truyền động từ động cơ đến bánh xe chủ động, đảm bảo cho xe ô tô chuyển động lùi.

Cánh tản nhiệt được bố trí ở vị trí nào?

Cánh tản nhiệt được bố trí ở nắp máy của động cơ làm mát bằng không khí

Giải thích:

-
 Vì cacte không chứa bộ phận làm mát, thân xilanh động cơ làm mát bằng nước chứa áo nước.

- Các cánh tản nhiệt trên nắp xy-lanh sẽ hấp thụ lượng nhiệt rất lớn từ quá trình vận hành của động cơ, quạt gió khi đó sẽ dẫn lượng không khí từ môi trường bên ngoài vào khoang động cơ góp phần giảm nhiệt và làm mát cho khu vực này.

Khối nào sau đây không thuộc sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí ở động cơ xăng?

Sơ đồ khối hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí ở động cơ xăng không có Bộ điều chỉnh áp suất.
Cấu tạo của hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí cho động cơ xăng gồm một số bộ phận chính

  • Thùng xăng để chứa xăng
  • Bầu lọc xăng để lọc sạch cặn bẩn lẫn trong xăng
  • Bơm xăng làm nhiệm vụ hút xăng từ thùng chứa đưa tới bộ chế hòa khí
  • Bộ chế hòa khí làm nhiệm vụ hòa trộn xăng với không khsi tạo thành hòa khí có tỉ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ
  • Bầu lọc không khí để lọc sạch bụi bẩn lẫn trong không khí

Động cơ xăng có thêm hệ thống nào mà động cơ điêzen không có?

Động cơ xăng có thêm hệ thống đánh lửa mà động cơ điêzen không có.

Hệ thống nhiên liệu ở động cơ xăng có:

Hệ thống nhiên liệu ở động cơ xăng có:

  • Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí
  • Hệ thống phun xăng

Ở hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, xăng và không khí hòa trộn với nhau tại:

Ở hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí, xăng và không khí hòa trộn với nhau tại họng khuếch tán

Động cơ xăng có mấy hệ thống?

Động cơ xăng có 5 hệ thống: Hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát, hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí, hệ thống khởi động, hệ thống đánh lửa.
Vì ngoài 4 hệ thống giống động cơ điêzen, động cơ xăng còn có thêm hệ thống đánh lửa.

đề trắc nghiệm công nghệ 11 mới nhất

X