Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm thay đổi tần số tương đối của các alen không

Xuất bản: 08/03/2022 - Cập nhật: 20/09/2023 - Tác giả: Chu Huyền

Câu Hỏi:

Có bao nhiêu nhân tố sau đây làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xác định?
I. Đột biến.
II. Chọn lọc tự nhiên
III. Các yếu tố ngẫu nhiên
IV. Di - nhập gen.

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: B

Có 3 nhân tố làm thay đổi tần số tương đối của các alen không theo một hướng xác định.

Giải thích:
Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa. Theo đó, trong một quần thể đa hình thì chọn lọc tự nhiên đảm bảo sự sống sót và sinh sản ưu thế của những cá thể mang nhiều đặc điểm có lợi hơn.
Các nhân tố tiến hóa còn lại làm biến đổi tần số tương đối của các alen không theo hướng xác định, mà xảy ra vô hướng, ngẫu nhiên.

Chu Huyền (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng?

Khi nói về chọn lọc tự nhiên, phát biểu đúng là chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hóa của sinh giới. Giải thích: A. Sai. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm. B. Sai. CLTN sẽ loại bỏ những kiểu hình kém thích nghi, do đó sẽ không thể làm tăng đa dạng di truyền của quần thể. C. Sai. CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm thay đổi kiểu gen.

Cơ quan thoái hóa mặc dù không có chức năng gì nhưng vẫn được duy trì qua rất nhiều thế hệ mà không bị chọn lọc tự nhiên đào thải. Có bao nhiêu giải thích đúng?

Có 3 điều giải thích đúng là (I), (III), (IV).
(II) sai. Vì nếu cơ quan thoái hóa là những cơ quan có hại thì qua nhiều thế hệ đã bị chọn lọc tự nhiên loại bỏ.

Thực chất của chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại là?

Thực chất của chọn lọc tự nhiên theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.

Cho các phát biểu sau về chọn lọc tự nhiên:
I. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình mà mà không tác động lên kiểu gen.
II. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng.

Có 2 phát biểu chính xác trong các phát biểu về chọn lọc tự nhiên ở trên:
VII. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn E.Coli nhanh hơn so với quần thể ruồi giấm.
VIII. Chọn lọc tự nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn alen lặn có hại nào đó ra khỏi quần thể.

Khi nói về chọn lọc tự nhiên (CLTN), xét các kết luận sau đây:
I. CLTN không tạo ra kiểu gen thích nghi, nó chỉ đào thải các kiểu gen quy định kiểu hình kém thích nghi.
II. CLTN tác động đào thải alen trội sẽ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhanh hơn với đào thải alen lặn

Có 3 kết luận đúng trong số các kết luận đã cho khi nói về chọn lọc tự nhiên là: I, II, IV.

Giải thích:
I, II. Đúng.
III. Sai, vì các cá thể cùng sống trong một khu vực địa lí nhưng nếu chúng sống trong các điều kiện sinh thái khác nhau thì chọn lọc tự nhiên vẫn diễn ra theo các hướng khác nhau.

Cho các phát biểu sau về chọn lọc tự nhiên:
(1) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên kiểu hình mà không tác động lên kiểu gen.
(2) Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng.

Trong các phát biểu về chọn lọc tự nhiên đã cho trên đây, có 1 phát biểu là chính xác đó là: 
(7) Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn E.Coli nhanh hơn so với quần thể ruồi giấm.

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là?

Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là đều làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể.

- Yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, kể cả các kiểu gen có lợi và có hại

đề trắc nghiệm sinh học 12 mới nhất

X