Cho các hoạt động sau: (1): Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau

Xuất bản: 27/11/2020 - Cập nhật: 27/10/2023 - Tác giả: Chu Huyền

Câu Hỏi:

Cho các hoạt động sau:
(1): Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap gây hiện tượng mất phân cực (khử cực) ở màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.
(2): Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap → tính thấm của màng chùy xinap biến đổi làm mở kênh Ca2+ = Ca2+ từ dịch ngoại bào đi vào trong chùy xinap.
(3): Trong chùy xinap, Ca2+ tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap. Quá trình truyền tin qua xináp gồm các giai đoạn theo thứ tự

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A

Bước 1: Xung thần kinh lan truyền đến chùy xinap → tính thấm của màng chùy xinap biến đổi làm mở kênh Ca2+ = Ca2+ từ dịch ngoại bào đi vào trong chùy xinap.
Bước 2: Trong chùy xinap, Ca2+ tác dụng làm cho 1 số bóng chứa chất trung gian hóa học gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap.
Bước 3: Chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể ở màng sau xinap gây hiện tượng mất phân cực (khử cực) ở màng sau và làm xuất hiện điện thế hoạt động lan truyền đi tiếp.

Chu Huyền (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Xináp là diện tiếp xúc giữa

Xináp là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, hoặc giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến… có vai trò dẫn truyền xung thần kinh.

Xináp là gì?

Xináp là nơi tiếp xúc của chùm tận cùng của nơron này với sợi nhánh của nơron khác hoặc cơ quan đáp ứng.
Giải thích

Khái niệm Xináp là gì?

Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác (tế bào cơ, tế bào tuyến,..)

Xinap cấu tạo gồm các bộ phận

Cấu tạo xinap hóa học gồm 3 bộ phận: chùy xinap, khe xinap, màng sau xinap

Vì sao xung thần kinh lan truyền trên sợi có bao miêlin lại "nhảy cóc"?

Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin "nhảy cóc" vì bao mielin có bản chất phospholipit (cách điện) nên xung thần kinh không thể truyền qua bao => sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie mà không xảy ra ở các bao miêlin.

Điểm khác biệt giữa sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao mielin là

Sự lan truyền xung thần kinh trên bao mielin theo kiểu nhảy cóc nên nhanh và ít tiêu tốn năng lượng hơn so với lan truyền trên sợi trục không có bao mielin

Cho các nhận định sau:
(1) Ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh giao cảm lớn hơn nhiều lần tổc độ lan truyền trên sợi thần kinh vận động.

1 sai tốc độ truyền trên sợi thần kinh vận động (có bao mielin) nhanh hơn trên sợi giao cảm (không có bao mielin)
2 đúng
3 đúng
4 sai vì lan truyền liên tục làm tốc độ lan truyền trên sợi trục chậm.

Cho các nhận định sau về sự lan truyền xung thần kinh, nhận định sai là:

Xung thần kinh không chạy trên sợi trục nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp ở phía trước→ thay đổi tính thấm của màng ở vùng này→ xuất hiện xung thần kinh tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy trên suốt dọc sợi trục.

Sự lan truyền của xung thần kinh là sự lan truyền của:

Sự lan truyền của xung thần kinh là sự lan truyền của điện thế hoạt động

Xung thần kinh truyền qua sợi trục có bao miêlin nhanh hơn sợi trục không có bao miêlin và tiết kiệm được năng lượng, do:

Sự thay đổi tính thấm của mảng chỉ xảy ra lại các eo ranvier, xung thần kinh truyền theo lối "nhảy cóc".

Xung thần kinh xuất hiện

Xung thần kinh xuất hiện khi điện thế hoạt động xuất hiện.

đề trắc nghiệm sinh học 11 mới nhất

X