Câu văn sau sử dụng phép hoán dụ gì?

Xuất bản: 26/11/2020 - Cập nhật: 22/09/2023 - Tác giả: Phạm Dung

Câu Hỏi:

Câu văn sau sử dụng phép hoán dụ gì: Sói không sợ chó chăn cừu mà sợ sợi dây xích của nó. (Tục ngữ Nga)

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Câu văn Sói không sợ chó chăn cừu mà sợ sợi dây xích của nó sử dụng phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
Sợi dây xích → tình trạng bị giam cầm, nô lệ, mất tự do.

Phạm Dung (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Câu thơ dưới sử dụng phép hoán dụ gì?
Sen tàn, cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.

(Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Câu thơ đã cho sử dụng phép hoán dụ lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.
Giải thích:
- Sen là hoán dụ, lấy loài hoa đặc trưng để chỉ mùa (mùa hạ).
- Cúc là hoán dụ lấy loài hoa đặc trưng để chỉ mùa (mùa thu).
- Sầu dài ngày ngắn để chỉ hiện tượng đêm dài, ngày ngắn là mùa đông.

Câu "Vì lợi ích mười năm trồng cây / Vì lợi ích trăm năm trồng người" sử dụng phép hoán dụ nào?

Câu "Vì lợi ích mười năm trồng cây / Vì lợi ích trăm năm trồng người" sử dụng phép hoán dụ lấy cái cụ thể để gọi tên cái trừu tượng.

Đoạn thơ dưới sử dụng phép hoán dụ gì?
Cả làng quê, đường phố
Cả lớn nhỏ, gái trai
Đám càng đi càng dài
Càng dài càng đông mãi.
(Mồ anh hoa nở - Thanh Hải)

Đoạn thơ sử dụng phép hoán dụ lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: Lấy làng quê, đường phố để chỉ đồng bào nông thôn và đồng bào thành thị.

Câu thơ sau sử dụng phép hoán dụ nào?
"Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời
Một khối óc lớn đã ngừng sống"

Câu thơ "Một trái tim lớn lao đã giã từ cuộc đời, Một khối óc lớn đã ngừng sống" sử dụng phép hoán dụ lấy bộ phận để chỉ toàn thể.

Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không dùng phép hoán dụ?

Trong những trường hợp trên, trường hợp không dùng phép hoán dụ là: Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác.

đề trắc nghiệm ngữ văn 10 mới nhất

X