Câu văn như một lời than buồn bã của tác giả trước hiện thực thành phố vắng tiếng chim là "Giờ người Hà Nội chỉ chơi chim cảnh nuôi nhốt trong lồng"
Câu văn nào sau đây như một lời than buồn bã của tác giả trước hiện thực thành
Xuất bản: 29/12/2022 - Cập nhật: 29/12/2022 - Tác giả: Cao Mỹ Linh
Câu Hỏi:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Tháng Ba, hoa gạo nở đỏ rực bên hồ Hoàn Kiếm, Bảo tàng Lịch sử, Văn Miếu. Từng đàn chim sáo đen, sáo mỏ nghệ, sáo nâu kéo về từ mạn Hoà Bình xôn xao trò chuyện. Chúng còn nán lại sang hết tháng Tư khi những quả đa chín vàng rượi quanh hồ. Tháng Mười một, mùa quả nhội chín, chim héc có cái mỏ đỏ chót ầm ĩ kéo về phố hàng đàn. Những quả nhội chín chớm chua màu cát là thức ăn loài chim này rất thích. Những con phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh lúc ấy trồng chủ yếu loại cây này.
Quanh năm, trên những cây cổ thụ trong thành phố, không lúc nào ngớt tiếng chim cu gáy gọi bạn. Chúng chọn những hàng cây lớn ven sông Hồng phía đường Yên Phụ và khu Bệnh viện Hữu nghị làm nơi tá túc. Đây là nơi có khoảng cách gần nhất để vượt sông sang những bãi bồi ngô lúa bờ bên kia. Ngoài bãi sông, trong những tầng cây thấp là tiếng con chim gọi vịt chập chờn theo tiếng sóng. Loài chim này rất hiếm khi người ta có thể nhìn thấy chúng. Nhưng tiếng hót đặc biệt đúng giờ và đúng nơi cứ như thể chúng vĩnh viễn có mặt ở đấy. Đầu hè là tiếng chim sơn ca tha thiết tìm bạn trên những dải cát hồng bãi giữa. Giọng sơn ca thỉnh thoảng vút cao giữa tầng không trong vắt như nhạc xuống từ trời. Con chim xấu mã này có một giọng ca tuyệt vời nhất trong toàn bộ thế giới chim cảnh.
Chim chào mào dạn người sống khắp nơi trong thành phố. Công viên, vườn hoa nào cũng rất sẵn. Lũ chào mào coi tất cả cây cối như nhà riêng của chúng. Làm tổ, kiếm ăn, dạy chim non bay chuyền. Bọn trẻ con ngày ấy thường xuyên bắt được chào mào non tập bay lạc xuống đường. Nuôi bằng cơm nguội, ớt quả và cà chua độ một tuần là có thể thả cho bay theo đàn.
Mùa di trú, chim sâm cầm, le le kéo về đậu trên mặt nước Hồ Tây thành những mảng lớn lênh đênh trên sóng. Đàn chim rét mướt giữa sương khói, mặt hồ ẩn hiện thần tiên trong những lau lách lan man bên bờ. Cuối bãi sông Hồng kéo dài về phía Hà Nam là những con giang, con sếu co ro một chân im lim soi bóng nước như bức tượng xám.
Những con quạ đen khề khà kêu khoái trả trên những cây gạo ngoài bãi sông cùng với chim khách, chim cà cưỡng. Những con chim chả quan hai màu đen trắng vẫy cánh ngó nghiêng rình mò dưới mặt nước, thỉnh thoảng cất giọng một tràng dài như gõ kẻng.
(2) Những cánh chim trong thành phố được thảnh thơi bay lượn vui vầy cho đến khoảng giữa những năm 60 thế kỉ trước. [..]
Chim khách và chim quạ biến mất hoàn toàn cho đến tận bây giờ, không chỉ ở Hà Nội. Lác đác còn lại vài con chim cu gáy sợ sệt hiếm khi nghe thấy giọng. [-] Chào mào và chim sẻ trải qua giai đoạn khốc liệt này chỉ còn rất thưa thớt.
Hồ Tây với việc xây dựng ồ ạt trong vòng hai chục năm trở lại đây không chỉ mất đi cảnh quan ven hồ. Đàn chim di trú cũng chỉ còn lác đác lai vãng năm về năm không. Ngoài đê sông Hồng đã trở thành phố phường, không bao giờ còn nghe thấy tiếng con chim gọi vịt nữa. Mấy cây gạo ven hồ Hoàn Kiếm và Văn Miếu đã không còn. Lũ sáo đá, sáo nâu nhiều năm rồi biệt tích.
Người Hà Nội không thể thiếu tiếng chim. Nạn săn bắn đã được kiểm soát chặt chẽ từ hơn chục năm rồi. Nhưng thật lạ, những loài chim tưởng như rất dạn người không quay về nữa. Giờ người Hà Nội chỉ chơi chim cảnh nuôi nhốt trong lồng. Tiếng hót sung mãn của con sơn ca, con vành khuyên, con chào mào nuôi nhốt nghe ra vẫn còn âm hưởng ai oán thế nào.
TIẾNG CHIM TRONG THÀNH PHỐ
(Tản văn)
(1) Hà Nội những năm 50, 60 của thế kỉ trước là một sân chim vô cùng phong phú. Kể cả những tháng ngày chiến tranh bom đạn, cũng không bao giờ vắng tiếng chim. Trên những vòm lá cổ thụ là nơi trú ngụ của hàng đàn chim khuyên lớn. Hửng sáng, những chú chim trống đua nhau hót gọi bạn. Tiếng hót râm ran hàng tiếng đồng hồ. Con chim vào loại bé nhất trong các loài chim ấy không ngờ có giọng hót lảnh lót vang xa đến thế. Lũ chim sẻ bị đánh thức hoà giọng chảnh choẹ, rấm rứt rời chỗ ngủ. Những con chích choè than đậu chót vót trên ngọn cây cất tiếng hót từng hồi dài. Phía vườn Bách Thảo lạch xạch tiếng con chim rẻ quạt luồn lách trong những tầng cây thấp, cất tiếng hót trong veo mảnh mai tơ tóc. Hoà giọng lanh chanh sắc nhọn của bầy chim bạc má thoăn thoắt chuyển cành. Những cây cổ thụ trong các đình chùa là nơi trú ngụ của những con chim cú mèo. Ban đêm, chúng lặng lẽ liệng cánh rất thấp dọc theo các con phố tối đèn tìm bắt chuột.(Tản văn)
Tháng Ba, hoa gạo nở đỏ rực bên hồ Hoàn Kiếm, Bảo tàng Lịch sử, Văn Miếu. Từng đàn chim sáo đen, sáo mỏ nghệ, sáo nâu kéo về từ mạn Hoà Bình xôn xao trò chuyện. Chúng còn nán lại sang hết tháng Tư khi những quả đa chín vàng rượi quanh hồ. Tháng Mười một, mùa quả nhội chín, chim héc có cái mỏ đỏ chót ầm ĩ kéo về phố hàng đàn. Những quả nhội chín chớm chua màu cát là thức ăn loài chim này rất thích. Những con phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh lúc ấy trồng chủ yếu loại cây này.
Quanh năm, trên những cây cổ thụ trong thành phố, không lúc nào ngớt tiếng chim cu gáy gọi bạn. Chúng chọn những hàng cây lớn ven sông Hồng phía đường Yên Phụ và khu Bệnh viện Hữu nghị làm nơi tá túc. Đây là nơi có khoảng cách gần nhất để vượt sông sang những bãi bồi ngô lúa bờ bên kia. Ngoài bãi sông, trong những tầng cây thấp là tiếng con chim gọi vịt chập chờn theo tiếng sóng. Loài chim này rất hiếm khi người ta có thể nhìn thấy chúng. Nhưng tiếng hót đặc biệt đúng giờ và đúng nơi cứ như thể chúng vĩnh viễn có mặt ở đấy. Đầu hè là tiếng chim sơn ca tha thiết tìm bạn trên những dải cát hồng bãi giữa. Giọng sơn ca thỉnh thoảng vút cao giữa tầng không trong vắt như nhạc xuống từ trời. Con chim xấu mã này có một giọng ca tuyệt vời nhất trong toàn bộ thế giới chim cảnh.
Chim chào mào dạn người sống khắp nơi trong thành phố. Công viên, vườn hoa nào cũng rất sẵn. Lũ chào mào coi tất cả cây cối như nhà riêng của chúng. Làm tổ, kiếm ăn, dạy chim non bay chuyền. Bọn trẻ con ngày ấy thường xuyên bắt được chào mào non tập bay lạc xuống đường. Nuôi bằng cơm nguội, ớt quả và cà chua độ một tuần là có thể thả cho bay theo đàn.
Mùa di trú, chim sâm cầm, le le kéo về đậu trên mặt nước Hồ Tây thành những mảng lớn lênh đênh trên sóng. Đàn chim rét mướt giữa sương khói, mặt hồ ẩn hiện thần tiên trong những lau lách lan man bên bờ. Cuối bãi sông Hồng kéo dài về phía Hà Nam là những con giang, con sếu co ro một chân im lim soi bóng nước như bức tượng xám.
Những con quạ đen khề khà kêu khoái trả trên những cây gạo ngoài bãi sông cùng với chim khách, chim cà cưỡng. Những con chim chả quan hai màu đen trắng vẫy cánh ngó nghiêng rình mò dưới mặt nước, thỉnh thoảng cất giọng một tràng dài như gõ kẻng.
(2) Những cánh chim trong thành phố được thảnh thơi bay lượn vui vầy cho đến khoảng giữa những năm 60 thế kỉ trước. [..]
Chim khách và chim quạ biến mất hoàn toàn cho đến tận bây giờ, không chỉ ở Hà Nội. Lác đác còn lại vài con chim cu gáy sợ sệt hiếm khi nghe thấy giọng. [-] Chào mào và chim sẻ trải qua giai đoạn khốc liệt này chỉ còn rất thưa thớt.
Hồ Tây với việc xây dựng ồ ạt trong vòng hai chục năm trở lại đây không chỉ mất đi cảnh quan ven hồ. Đàn chim di trú cũng chỉ còn lác đác lai vãng năm về năm không. Ngoài đê sông Hồng đã trở thành phố phường, không bao giờ còn nghe thấy tiếng con chim gọi vịt nữa. Mấy cây gạo ven hồ Hoàn Kiếm và Văn Miếu đã không còn. Lũ sáo đá, sáo nâu nhiều năm rồi biệt tích.
Người Hà Nội không thể thiếu tiếng chim. Nạn săn bắn đã được kiểm soát chặt chẽ từ hơn chục năm rồi. Nhưng thật lạ, những loài chim tưởng như rất dạn người không quay về nữa. Giờ người Hà Nội chỉ chơi chim cảnh nuôi nhốt trong lồng. Tiếng hót sung mãn của con sơn ca, con vành khuyên, con chào mào nuôi nhốt nghe ra vẫn còn âm hưởng ai oán thế nào.
(ĐỖ PHẤN, Bảng quơ một thời Hà Nội, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018)
Câu văn nào sau đây như một lời than buồn bã của tác giả trước hiện thực thành phố vắng tiếng chim?
Câu hỏi trong đề: Bộ đề Trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Cánh Diều
Đáp án và lời giải
đáp án đúng: D