Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. "Tiếng rơi" của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác "rất mỏng" và hơn nữa là bằng thị giác "rơi nghiêng". Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.
Câu thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:Ngoài thềm rơi chiếc lá đaTiếng rơi rất mỏng
Xuất bản: 26/11/2020 - Cập nhật: 26/09/2023 - Tác giả: Phạm Dung
Câu Hỏi:
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.
(Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa)
Đáp án và lời giải
Câu tục ngữ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn quả tương đồng về cách thức với hưởng thành quả lao động: trồng cây tương đồng về cách thức với công lao khó nhọc tạo ra thành quả.
Bài thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?
Buổi sáng em xa chi
Cho chiều, mùa thu đến
Để lòng anh hóa bến
Cho thuyền em ra đi!
(Lòng anh làm bến thu - Chế Lan Viên)
Đoạn thơ trên trong bài Lòng anh làm bến thu của Chế Lan Viên là phép ẩn dụ phẩm chất.
Đoạn thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:
Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Đoạn thơ trên sử dụng phép ẩn dụ hình thức. Từ ẩn dụ là "khuôn trăng" có nghĩa là khuôn mặt Thúy Vân đầy đặn và tròn như mặt trăng. Nói lên vẻ đẹp tươi trẻ của Thúy Vân.
Tìm câu thơ có chứa phép ẩn dụ?
Câu thơ có chứa phép ẩn dụ là Người cha mái tóc bạc.
→ Ẩn dụ hình ảnh Bác Hồ bằng hình ảnh người cha, ý tác giả muốn nói Bác Hồ như người cha vĩ đại mà thân thuộc, giàu tình yêu thương.