Trang chủ

Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không

Xuất bản: 17/11/2020 - Cập nhật: 11/10/2023 - Tác giả: Giang

Câu Hỏi:

Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không mang lại ý nghĩa nào sau đây?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: D

Cách thức kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình của Lý Thường Kiệt không nâng cao vị thế của nhà Lý đối với nhà Tống
Giữa lúc quân Tống gặp khó khăn khi thất bại tại trận Như Nguyệt nhưng Lý Thường Kiệt lại chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách "giảng hòa", mềm dẻo, thương lượng với quân Tống. Cách giải quyết này đã thể hiện thiện chí hòa bình, tinh thần nhân đạo của Đại Việt, đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước từ trước. Đồng thời, giúp nhanh chóng kết thúc chiến tranh, hạn chế bớt thiệt hại xương máu, vật chất của nhân dân.

Câu hỏi liên quan
Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp “tiên phát chế nhân” nghĩa là:

Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp tiên phát chế nhân nghĩa là ra tay trước chế phục người, tiên phát chế nhân là một kế sách trong “Tam thập lục kế”, nghĩa là ra tay trước chế phục người. Ở đây, Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp tiên phát chế nhân trong quân sự nghĩa là chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động.

Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?

Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.


Giải thích:Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu là những nơi gần biên giới và tập trung lương thực và khí giới chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt của quân Tống. Lý Thường Kiệt tấn công vào 3 căn cứ này để làm cho quân Tống gặp khó khăn về lương thực và khí giới.

Chủ trương đối phó của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống là:

Lý Thường Kiệt chủ trương "Ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn thế mạnh của giặc". Ông gấp rút chuẩn bị cuộc tấn công vào những nơi tập trung quân lương của nhà Tống, gần biên giới như: Ung Châu, Khâm Châu và Liêm Châu.

Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

Để khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống Lý Thường Kiệt đã: Sáng tác bài thơ thần "Nam quốc sơn hà".
Bài thơ "Nam quốc sơn hà" như một bản tuyên ngôn độc lập, khẳng định chủ quyền không thể xâm phạm của đất nước Việt Nam, lên án cuộc chiến tranh xâm lược của nhà Tống. Bài thơ khích lệ tinh thần chiến đấu của quân sĩ, làm suy yếu ý chí của quân Tống.

Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã làm gì?

Để chuẩn bị chiến tranh lâu dài với quân Tống, sau khi mở cuộc tấn công vào đất Tống Lý Thường Kiệt đã cho xây dựng phòng tuyến bên bờ nam sông Như Nguyệt. Việc xây dựng phòng tuyến này đã gây cho địch nhiều khó khăn, làm chúng không thể tiến sâu vào lãnh thổ nước ta.

Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?

Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách: Thương lượng, đề nghị giảng hòa.

Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp “tiên phát chế nhân” nghĩa là:

Lý Thường Kiệt sử dụng biện pháp tiên phát chế nhân nghĩa là chủ động tiến công trước để đẩy kẻ thù vào thế bị động.

Năm 1077, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Tống tại

Năm 1077, quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Lý Thường Kiệt đã đánh tan quân Tống tại phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh)

Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nước ta lần thứ hai:

Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược nước ta lần thứ hai năm 1075 – 1077.

Lý Thường Kiệt đã đem quân vượt biên giới để phá tan sự chuẩn bị của quân Tống vào năm nào?

Lý Thường Kiệt đã đem quân vượt biên giới để phá tan sự chuẩn bị của quân Tống vào năm 1075

Đang xử lý...

đề trắc nghiệm lịch sử 7 mới nhất