Trang chủ

Anilin

Anilin có công thức là gì? Cách nhận biết anilin? Tính chất hóa học và bộ câu hỏi trắc nghiệm về Anilin thường gặp.

Kiến thức cơ bản về Anilin

Anilin là gì?

- Anilin hay còn được gọi là phenylamin hoặc benzenamin. Nó là một trong những amin thơm đơn giản nhất và quan trọng nhất.
- Nó là một chất độc, có mùi khó chịu của cá ươn. Ít tan trong nước (trừ khi đun sôi) khi dây vào da sẽ gây bỏng rát. Dễ tan trong cồn,xăng, dầu ăn.
- Công thức tổng quát của là: C6H7N.
- Công thức cấu tạo: C6H5NH2

Tính chất hóa học của Anilin

1. Tính oxi hóa
- Anilin oxi hóa chậm trong không khí, tạo những vết màu nâu đen
2. Tính bazơ (Anilin + HCl)
C6H5NH2 + HCl → ⌈C6H5NH3⌉+Cl–  (phenylamoni clorua)
- Hiện tượng: Anilin tan dần trong HCl.
- C6H5NH2 là một bazơ yếu, nó không làm đổi màu quỳ tím cũng không làm hồng phenolphtalein.
3. Anilin + NaOH: có xảy ra phản ứng không?
- Vì anilin có tính bazơ yếu nên không phản ứng với bazơ là NaOH.
4. Phản ứng thế ở nhân thơm (C6H5NH2 + Br2)
Do phân tử có nhóm -NH2 nên mật độ electron của vòng benzen cao hơn so với benzen. Do đó, khi thực hiện phản ứng thế thì 2 vị trí ortho và para(so với nhóm -NH2) sẽ được ưu tiên thế và phản ứng diễn ra khá dễ dàng.

- Cách tiến hành: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng sẵn 1 ml Anilin.
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
→ Do đó người ta thường sử dụng Br2 để nhận biết anilin.
5. Phản ứng với ancol
C6H5NH2 + 2CH3OH → C6H5N(CH3)2 + 2H2O
C6H5NH2 + CH3OH → C6H5NHCH3+ H2O

Điều chế Anilin

- Đầu tiên, benzen được nitrat hoá bởi hỗn hợp đậm đặc axit nitric và axit sunfuric ở 50-60°C, tạo ra nitrobenzen.
- Sau đó nitrobenzen được hiđro hoá ở 600°C với sự có mặt của xúc tác niken cho anilin.

57 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án về Anilin.

Câu 3. Anilin () có phản ứng với dung dịch:
Câu 6. Để lâu anilin trong không khí, nó dần dần ngả sang màu nâu đen, do anilin
Câu 7. Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
Câu 15. Cho các bước ở thí nghiệm sau:

Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên

.Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm

.Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng

.Nhận định nào sau đây là sai?
Câu 16. Cho các chất : đimetylamin (1), metylamin (2), amoniac (3), anilin (4), p-metylanilin (5), p-nitroanilin (6). Tính bazơ tăng dần theo thứ tự là
Câu 17. Anilin (C6H5NH2) tạo kết tủa trắng khi cho vào
Câu 18. Alanin và anilin đều tác dụng với chất nào sau đây?
Câu 19. Để rửa sạch lọ đã đựng anilin người ta dùng
Câu 29. Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với dung dịch
Câu 33. Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào sau đây để có dụng cụ thủy tinh sạch ?
Câu 37. Anilin có công thức là
Câu 42. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

➢ Bước 1: nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.

➢ Bước 2: nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.

➢ Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng, dư, rồi đun nóng.

Nhận định nào sau đây là không đúng ?
Câu 43. Anilin C6H5NH2 có phản ứng với dung dịch
Câu 50. Tiến hành thí nghiệm sau:
– Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước cất.
– Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt
anilinvào ống nghiệm, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm.
– Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, dung dịch thu được trong suốt.
(b) Sau bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.
(c) Sau bước 3, dung dịch thu được trong suốt.
(d) Sau bước 3, trong dung dịch có chứa muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước.
(e) Sau bước 2, dung dịch bị vẩn đục.
Số phát biểu đúng là:

đáp án 50+ ​câu hỏi trắc nghiệm về Anilin

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1CCâu 30C
Câu 2DCâu 31A
Câu 3DCâu 32A
Câu 4ACâu 33B
Câu 5CCâu 34A
Câu 6BCâu 35C
Câu 7BCâu 36A
Câu 8BCâu 37A
Câu 9ACâu 38C
Câu 10ACâu 39B
Câu 11CCâu 40C
Câu 12DCâu 41B
Câu 13CCâu 42C
Câu 14DCâu 43D
Câu 15CCâu 44C
Câu 16CCâu 45A
Câu 17CCâu 46B
Câu 18CCâu 47D
Câu 19BCâu 48A
Câu 20BCâu 49A
Câu 21ACâu 50A
Câu 22BCâu 51D
Câu 23CCâu 52A
Câu 24DCâu 53A
Câu 25BCâu 54B
Câu 26CCâu 55A
Câu 27CCâu 56A
Câu 28CCâu 57D
Câu 29A

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)



Hy vọng với nội dung về Anilin trên đây sẽ giúp các em học tốt môn Hóa.

Các đề khác