Anilin

Anilin có công thức là gì? Cách nhận biết anilin? Tính chất hóa học và bộ câu hỏi trắc nghiệm về Anilin thường gặp.

Kiến thức cơ bản về Anilin

Anilin là gì?

- Anilin hay còn được gọi là phenylamin hoặc benzenamin. Nó là một trong những amin thơm đơn giản nhất và quan trọng nhất.
- Nó là một chất độc, có mùi khó chịu của cá ươn. Ít tan trong nước (trừ khi đun sôi) khi dây vào da sẽ gây bỏng rát. Dễ tan trong cồn,xăng, dầu ăn.
- Công thức tổng quát của là: C6H7N.
- Công thức cấu tạo: C6H5NH2

Tính chất hóa học của Anilin

1. Tính oxi hóa
- Anilin oxi hóa chậm trong không khí, tạo những vết màu nâu đen
2. Tính bazơ (Anilin + HCl)
C6H5NH2 + HCl → ⌈C6H5NH3⌉+Cl–  (phenylamoni clorua)
- Hiện tượng: Anilin tan dần trong HCl.
- C6H5NH2 là một bazơ yếu, nó không làm đổi màu quỳ tím cũng không làm hồng phenolphtalein.
3. Anilin + NaOH: có xảy ra phản ứng không?
- Vì anilin có tính bazơ yếu nên không phản ứng với bazơ là NaOH.
4. Phản ứng thế ở nhân thơm (C6H5NH2 + Br2)
Do phân tử có nhóm -NH2 nên mật độ electron của vòng benzen cao hơn so với benzen. Do đó, khi thực hiện phản ứng thế thì 2 vị trí ortho và para(so với nhóm -NH2) sẽ được ưu tiên thế và phản ứng diễn ra khá dễ dàng.

- Cách tiến hành: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng sẵn 1 ml Anilin.
- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa trắng.
→ Do đó người ta thường sử dụng Br2 để nhận biết anilin.
5. Phản ứng với ancol
C6H5NH2 + 2CH3OH → C6H5N(CH3)2 + 2H2O
C6H5NH2 + CH3OH → C6H5NHCH3+ H2O

Điều chế Anilin

- Đầu tiên, benzen được nitrat hoá bởi hỗn hợp đậm đặc axit nitric và axit sunfuric ở 50-60°C, tạo ra nitrobenzen.
- Sau đó nitrobenzen được hiđro hoá ở 600°C với sự có mặt của xúc tác niken cho anilin.
$C6H6 \overset {{HNO3},{H2SO4}, t^o} \rightarrow C6H5NO2 \overset {{Fe+HCl},6H,T^o} \rightarrow C6H5NH2$

57 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án về Anilin.

Câu 1. Cho các nhận định sau:
(a) Dung dịch alanin làm quỳ tím hóa xanh.
(b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit thu được glucozơ và saccarozơ.
(c) Gly-Ala có phản ứng màu biure với $Cu{(OH)_2}$.
(d) Axit ađipic và hexametylenđiamin là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6,6.
(e) Anilin tác dụng với dung dịch brom thu được kết tủa màu vàng.
(g) Oligopeptit cấu tạo nên protein.
Số nhận định sai
Câu 2. Có các chất sau: ${C_2}{H_5}OH,\,C{H_3}{\rm{COOH,}}\,{C_6}{H_5}ONa$ (natri phenolat), ${C_6}{H_5}N{H_2}$ (anilin). Số cặp chất có khả năng tác dụng được với nhau là (coi xúc tác, hóa chất đầy đủ)
Câu 3. Anilin (${C_6}{H_5}N{H_2}$ ) có phản ứng với dung dịch:
Câu 4. Cho các phát biểu sau:
(1) Trong các phân tử amin, nhất thiết phải chứa nghuyên tố nitơ.
(2) Các amin chứa từ 1C đến 4C đều là chất khí ở điều kiện thường.
(3) Trong phân tử đipeptit mạch hở có chứa hai liên kết peptit.
(4) Trong phân tử metylamoni clorua, cộng hóa trị cuả nitơ là IV.
(5) Dung dịch anilin làm mất màu nước brom.
Những phát biểu đúng là
Câu 5. Cho các chất: $C{H_3}N{H_2},\,C{H_3}NHC{H_3},\,{C_6}{H_5}N{H_2}$ (anilin), $N{H_3}$. Chất có lực bazơ mạch nhất trong dãy trên là:
Câu 6. Để lâu anilin trong không khí, nó dần dần ngả sang màu nâu đen, do anilin
Câu 7. Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là
Câu 8. Cho các chất sau : etan, axetilen, buta-1,3-đien, stiren, toluen, phenol, anilin. Số chất tác dụng được với dung dịch Br2 ở nhiệt độ thường là
Câu 9. Cho các phát biểu sau:

(a) Trong quá trình làm món sấu ngâm đường, người ta sử dụng dung dịch nước vôi để làm giảm vị chua của quả sấu.

(b) PE được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện.

(c) Trong công nghiệp tinh bột dùng sản xuất bánh kẹo, glucozơ, hồ dán.

(d) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do nối đôi C = C ở gốc axit không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi không khí tạo thành peoxit, chất này bị phân hủy thành các sản phẩm có mùi khó chịu.

(e) Anilin để lâu ngày trong không khí có thể bị oxi hóa và chuyển sang màu nâu đen.

(g) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu xanh thẫm.

Số phát biểu đúng là
Câu 10. Cho dung dịch các chất sau: etylamoni hiđrocacbonat, alanin, anilin, lysin. Số chất có tính lưỡng tính là
Câu 11. Cho các loại hợp chất: metylamin, trimetylamin, lyxin, anilin. Ở điều kiện thường, số chất ở thể khí là
Câu 12. Cho các loại hợp chất: etylamin; đimetyl amin, lyxin, anilin. Ở điều kiện thường, số chất ở thể rắn là
Câu 13. Cho các loại hợp chất: propylamin; đimetylamin, alanin, anilin. Ở điều kiện thường, số chất ở lỏng là
Câu 14. Cho dãy các chất: glixin, alanin, anilin, lysin, axit glutamic, etylamin, valin. Có bao nhiêu chất là amino axit?
Câu 15. Cho các bước ở thí nghiệm sau:

Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên

.Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm

.Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng (dùng dư), đun nóng

.Nhận định nào sau đây là sai?
Câu 16. Cho các chất : đimetylamin (1), metylamin (2), amoniac (3), anilin (4), p-metylanilin (5), p-nitroanilin (6). Tính bazơ tăng dần theo thứ tự là
Câu 17. Anilin (C6H5NH2) tạo kết tủa trắng khi cho vào
Câu 18. Alanin và anilin đều tác dụng với chất nào sau đây?
Câu 19. Để rửa sạch lọ đã đựng anilin người ta dùng
Câu 20. Cho các phát biểu sau:
(1) Đốt cháy bất kỳ một amin, luôn thu được nitơ đơn chất.
(2) Ở điều kiện thường, đimetylamin là chất khí, tan tốt trong nước.
(3) Nhỏ nước Br2 vào dung dịch alanin, xuất hiện kết tủa trắng.
(4) Dung dịch anilin không làm đổi màu phenolphtalein.
(5) Propan-2-amin là amin bậc 2.
(6) Các peptit đều cho phản ứng màu biurê.
Số phát biểu đúng là.
Câu 21. Những nhận xét nào trong các nhận xét sau là đúng?

(1) Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là những chất khí mùi khai khó chịu, độc.
(2) Các amin đồng đẳng của metylamin có độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của khối lượng phân tử.
(3) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.
(4) Lực bazơ của các amin luôn lớn hơn lực bazơ của amoniac.
Câu 22. Cho các chất: etyl axetat, anilin, metyl aminoaxetat, glyxin, tripanmitin. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là.
Câu 23. Cho các phát biểu sau:

(a) Nhỏ dung dịch I2 vào dung dịch hồ tinh bột, thấy dung dịch thu được xuất hiện màu xanh tím

(b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin

(c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng

(d) Anilin (C6H5NH2) tan tốt trong nước tạo dung dịch có môi trường bazo

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
Câu 24. Cho các phát biểu sau:

(a) Dd lòng trắng trứng bị đông tụ khi đun nóng.

(b) Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.

(c) Dd alanin làm đổi màu quỳ tím.

(d) Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính.

(e) Tinh bột là đồng phân của xenlulozơ.

(g) Anilin là chất rắn, tan tốt trong nước.

Số phát biểu đúng là
Câu 25. Cho các phát biểu sau:

(a) Anilin là amin bậc một.

(b) Cho quỳ tím vào dung dịch chứa anilin, quỳ tím hóa xanh.

(c) Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ.

(d) Cho peptit Gly-Ala-Gly tác dụng với Cu(OH)2/OH- thu được hợp chất màu tím.

(e) Tripanmitin là chất béo lỏng ở điều kiện thường.

(g) Chất béo và protein đều là các polime thiên nhiên.

Số phát biểu đúng là
Câu 26. Cho các phát biểu sau:

(1) Anilin là chất lỏng, không màu, tan ít trong nước;

(2) Các chất HCl, NaOH, C2H5OH đều có khả năng phản ứng với glyxin;

(3) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng;

(4) Cho nước Br2 vào dung dịch anilin, xuất hiện kết tủa trắng.

(5) Trong nhóm IIA, đi từ Be đến Ba, nhiệt độ nóng chảy các kim loại giảm dần.

(6) Tất cả các kim loại kiềm và kiềm thổ đều phản ứng với nước ở nhiệt độ thường.

(7) Ba là kim loại nặng, còn Li là kim loại nhẹ.

(8) Các este thường dễ tan trong nước và có mùi thơm dễ chịu.

Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
Câu 27. Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là
Câu 28. Cho dãy các chất: stiren, ancol benzylic, anilin, toluen, phenol (C6H5OH). Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là
Câu 29. Anilin (C6H5NH2) và phenol (C6H5OH) đều có phản ứng với dung dịch
Câu 30. Cho dãy gồm các cất CH3NH2, CH3NHCH3, C6H5NH2 (anilin), NH3. Chất có lực bazo mạnh nhất trong dãy trên là
Câu 31. Cho phát biểu sau:

(a) Thủy phân hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được ancol.

(b) Dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch phức màu xanh lam.

(c) Thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ đều thu được sản phẩm cuối cùng là glucozơ

(d) Để phân biệt anilin và ancol etylic ta có thể dùng dung dịch nước brom.

(e) Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.

Số phát biểu đúng là
Câu 32. Cho thông tin thí nghiệm 4 chất dưới bảng sau:

Cho thông tin thí nghiệm 4 chất dưới bảng sau:Biết trong X, Y, Z, T có chứa các hình ảnh

Biết trong X, Y, Z, T có chứa các chất sau: etyl axetat, metylamin, anilin, metyl fomat. Phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 33. Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào sau đây để có dụng cụ thủy tinh sạch ?
Câu 34. Để tách phenol ra khỏi hỗn hợp phenol, anilin, benzen, người ta cần dùng lần lượt các hóa chất nào sau đây (không kể các phương pháp vật lí).
Câu 35. Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch anilin, nhỏ tiếp vào đó vài giọt dung dịch $B r_{2}$. Quan sảt thấy xuất hiện kết tủa màu
Câu 36. Lần lượt nhúng quỳ tím vào các dung dịch sau : propylamin, anilin, glyxin, lysin, axit glutamic, alanin. số trường hợp làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là
Câu 37. Anilin có công thức là
Câu 38. Cho dãy các chất: C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH, CH3CH2CH2NH2, C6H5OH (phenol). Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
Câu 39. Cho các phát biểu sau:

(1) Anilin có tính bazo, tính bazo yếu hơn amoniac

(2) Ở điều kiện thường, metylamin và dimetylamin là những chất khí có mùi khai

(3) Trimetylamin là 1 amin bậc 3

(4) Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím

(5) Glucozo bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng

(6) Tinh bột thuộc polisaccarit

(7) Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa 2 đơn vị α-amino axit

(8) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng

Số phát biểu đúng là:
Câu 40. Cho các nhận định sau:
(1) Ở điều kiện thường, các amino axit là chất rắn kết tinh, tương đối dễ tan trong nước.
(2) Tất cả các dung dịch protein đều có phản ứng màu biure.
(3) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit vô cơ loãng hoặc các enzim.
(4) Các amino axit đều có tính chất lưỡng tính.
(5) Anilin tác dụng với nước Br2 tạo kết tủa trắng.
(6) Tripanmitin và tristearin đều là những chất béo rắn.
(7) Amilozơ thuộc loại polisaccarit.
Số nhận định đúng là
Câu 41. Cho các phát biểu sau:

(1) Để phân biệt Gly-Gly-Ala với anbumin có thể dùng Cu(OH)2

(2) Tính bazơ của anilin thể hiện qua phản ứng của anilin với nước brom.

(3) Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.

(4) Các este đều không tham gia phản ứng tráng bạc.

(5) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.

(6) Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ.

(7) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α - 1,4 – glicozit.

(8) Axit glutamic là hợp chất lưỡng tính.

Số phát biểu sai là
Câu 42. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:

➢ Bước 1: nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 10 ml nước cất, lắc đều, sau đó để yên.

➢ Bước 2: nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.

➢ Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH loãng, dư, rồi đun nóng.

Nhận định nào sau đây là không đúng ?
Câu 43. Anilin C6H5NH2 có phản ứng với dung dịch
Câu 44. Xét các chất: (1) p-crezol, (2) glixerol, (3) axit axetic, (4) metyl fomat, (5) natri fomat, (6) amoni axetat, (7) anilin, (8) tristearoylglixerol (tristearin) và (9) 1,2-đihiđroxibenzen. Trong số các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH tạo muối là
Câu 45. Cho các chất sau: glyxin, axit glutamic, etylamoni hiđrocacbonat, anilin. Số chất phản ứng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là
Câu 46. Cho các phát biểu sau: 
(a) Ở nhiệt độ thường triolein ở trạng thái lỏng, khi hiđro hóa triolein sẽ thu được tripanmitin ở trạng thái rắn.
(b) Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích.
(c) Các loại dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch axit.
(d) Anilin ($\left( C _{6} H _{5} NH _{2}\right)$ tạo kết tủa trắng khi cho vào nước brom.
(e) Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với $Cu ( OH )_{2}$cho hợp chất màu tím.
(g) Keo hồ tinh bột được tạo ra bằng cách hòa tan tinh bột trong nước.
Số phát biểu đúng là
Câu 47. Cho các phát biểu sau:
(a) Poli(vinyl clorua) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(b) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.!!(c) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(d) Thủy phân hoàn toàn anbumin của lòng trắng trứng, thu được α–amino axit.
(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng $H _{2}$.
(g) Để giảm đau nhức khi bị ong hoặc kiến đốt có thể bôi vôi tôi vào vết đốt.
Số phát biểu đúng là
Câu 48. Cho các chất sau: metan, etilen, buta- 1,3- đien, benzen, toluen, stiren, phenol, metyl acrylat, anilin. Số chất tác dụng được với dung dịch nước brom ở điều kiện thường là:
Câu 49. Anilin không tác dụng với chất (trong dung dịch) nào sau đây?
Câu 50. Tiến hành thí nghiệm sau:
– Bước 1: Cho vào ống nghiệm 2 ml nước cất.
– Bước 2: Nhỏ tiếp vài giọt
anilin vào ống nghiệm, sau đó nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống nghiệm.
– Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm. Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, dung dịch thu được trong suốt.
(b) Sau bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.
(c) Sau bước 3, dung dịch thu được trong suốt.
(d) Sau bước 3, trong dung dịch có chứa muối phenylamoni clorua tan tốt trong nước.
(e) Sau bước 2, dung dịch bị vẩn đục.
Số phát biểu đúng là:
Câu 51. Cho 2,9 gam hỗn hợp X gồm anilin, metyl amin, đimetyl amin phản ứng vừa đủ với 50ml dung dịch HCl 1M thu được m gam muối. Giá trị của m là:
Câu 52. Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
(b) Trong phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3, glucozơ là chất bị khử.
(c) Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl.
(d) Tinh bột và xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau.
(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
(g) Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hiđro.
Số phát biểu đúng là
Câu 53. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Đun nóng hỗn hợp etyl axetat với dung dịch $H _{2} SO _{4}$ loãng.

(b) Cho dung dịch glucozơ vào $Cu ( OH )_{2}$.

(c) Nhỏ dung dịch phenol vào nước.

(d) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch anilin, đun nóng nhẹ.

(e) Sục etilen vào dung dịch $KMnO _{4}$.

(g) Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng.

Số thí nghiệm sau khi kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch đồng nhất là
Câu 54. Cho các chất sau: anilin, phenylamoni clorua, alanin, lysin, metyl butirat. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch $H _{2} SO _{4}$ loãng là
Câu 55. Cho các chất sau: axetilen, phenol, glucozơ, toluen, isopren, axit acrylic, axit oleic, etanol, anilin. Số chất làm mất màu nước brom ở điều kiện thường là
Câu 56. Cho các chất: ancol propylic, ancol isopropylic, ancol anlylic, ancol isoamylic, đietylamin, anilin, etylphenylamin, isobutylamin. Tổng số các chất thuộc loại ancol bậc II; amin bậc II lần lượt là
Câu 57. Cho m gam anilin tác dụng hoàn toàn với dung dịch Br2 dư, thu đươc 82,5 gam kết tủa (2,4,6-tribromanilin). Giá trị của m là

đáp án 50+ ​câu hỏi trắc nghiệm về Anilin

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1CCâu 30C
Câu 2DCâu 31A
Câu 3DCâu 32A
Câu 4ACâu 33B
Câu 5CCâu 34A
Câu 6BCâu 35C
Câu 7BCâu 36A
Câu 8BCâu 37A
Câu 9ACâu 38C
Câu 10ACâu 39B
Câu 11CCâu 40C
Câu 12DCâu 41B
Câu 13CCâu 42C
Câu 14DCâu 43D
Câu 15CCâu 44C
Câu 16CCâu 45A
Câu 17CCâu 46B
Câu 18CCâu 47D
Câu 19BCâu 48A
Câu 20BCâu 49A
Câu 21ACâu 50A
Câu 22BCâu 51D
Câu 23CCâu 52A
Câu 24DCâu 53A
Câu 25BCâu 54B
Câu 26CCâu 55A
Câu 27CCâu 56A
Câu 28CCâu 57D
Câu 29A

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)



Hy vọng với nội dung về Anilin trên đây sẽ giúp các em học tốt môn Hóa.

Các đề khác

X