Trắc nghiệm Thức với quê hương

Trắc nghiệm Thức với quê hương có trong đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Phú Yên năm 2023 diễn ra giúp các em tham khảo và đối chiếu.

THỨC VỚI QUÊ HƯƠNG
Lưu Quang Vũ
(1). Khuya lắm rồi, vừa đổi xong phiên gác
Mưa rào rào nằm ngoài không ngủ được
Nghe cuốc kêu hoài từ một đầm xa...
Mùa hạ sắp về nối tiếp những cơn mưa.
(2). Chùm nhãn chín cành cao rạo rực
Sắp gặp nắng nhựa dồn nên nhãn thức
Ta cũng bồi hồi trong đêm bâng khuâng:
Ừ xa nhà đánh giặc đã hai năm
Đếm tháng đếm mùa bằng tên trận thắng.
Con của mẹ giữa lòng dân khôn lớn
Như cây giữa rừng chẳng ngại phong ba...
(3). Nhớ lũ em giờ sơ tán nơi xa
Mưa này lội đường trơn đi học
Thương mỗi cây ngô gốc sắn quê nhà
Phải lo lắng từng cơn dông trận bão.
Đùm bọc nhau đôi miền chiến đấu
Mấy chục năm rồi tay súng chẳng ngơi...
Cuốc cuốc, con chim của nỗi bồi hồi
Từng khắc khoải người xưa thương đất nước
Nay vẫy gọi cánh đồng chiêm thao thức
Bông lúa vàng hạt mấy quẫy trong mưa
Ngoài kia đường dài lấp loáng đèn pha
Đẫm bùn nhão xe băng ra mặt trận
Người đi người đi như dòng sông vô tận
Áo ướt đầm, lòng cháy nỗi yêu nhau
Đồng đội ơi, đêm nay anh về đâu?
(4). Lớn lên trong những năm đánh giặc
Lòng ta đẹp như là đất nước
Như gió vui rụng ngọn lá trên cành...
Từ nơi này mai đơn vị hành quân
Suốt mùa hạ, suốt tình yêu xứ sở
Với cây súng, với vần thơ viết dở
Với con đường rộng mở đến mai sau...
Như nhãn thơm thẩm mát giọt mưa đầu
Như tia nắng sáng niềm tin giản dị,
Đất nhận lấy tâm hồn người lính trẻ
Đêm sâu này thức trắng với quê hương.

4 - 1967
(Dẫn theo Đọc hiểu mở rộng văn bản Ngữ văn 9, Theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 PGS.TS Nguyễn Văn Tùng (Tổng Chủ biên) NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trang 94 - 96)
Lựa chọn một (01) đáp án đúng trong mỗi câu sau đây:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. Thành phần biệt lập trong câu thơ “Đồng đội ơi, đêm nay anh về đâu?” là:
Câu 3. “Chùm nhãn chín cành cao rạo rực/Sắp gặp nắng nhựa dồn nên nhãn thức” Xác định biện pháp tu từ từ vựng được sử dụng trong hai dòng thơ trên.
Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng với hoàn cảnh của nhân vật trữ tình “thức” với quê hương?
Câu 5. Khổ thơ 2 và 3 không thể hiện nỗi niềm, hành động nào của nhân vật trữ tình dưới đây?
Câu 6. “Lớn lên trong những năm đánh giặc/Lòng ta đẹp như là đất nước/Như gió vui rụng gọn là trên cành...” Biện pháp tu từ so sánh trong các dòng thơ trên nhằm mục đích:
Câu 7. Đặt trong ngữ cảnh của văn bản, cách hiểu nào sau đây phù hợp với nghĩa của từ “cháy” trong câu thơ “Áo ướt đầm, lòng cháy nỗi yêu nhau”?
Câu 8. Từ nào dưới đây không cùng nhóm với các từ còn lại?

đáp án Trắc nghiệm Thức với quê hương

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1BCâu 5A
Câu 2DCâu 6C
Câu 3BCâu 7A
Câu 4DCâu 8C

Chu Huyền (Tổng hợp)

Các đề khác

X