Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh : 40 câu trắc nghiệm thường gặp

Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh : Kiến thức trọng tâm và bộ câu hỏi trắc nghiệm thường gặp

Mâu thuẫn Đông - Tây và sự khởi đầu của Chiến tranh lạnh

Nguyên nhân mẫu thuẫn:

- Do sự đối lập về mục tiêu và chiến lược của Liên Xô và Mĩ.

+ Mĩ: Mưu đồ làm bá chủ thế giới, ra sức chống phá Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng.
+ Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ những thành quả của chủ nghĩa xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới.

=> Từ một liên minh chống Phát-xít, Liên Xô và Mĩ đã đi đến tình trạng đối đầu.

Diễn biến Chiến tranh Lạnh:

* Về phía Mĩ: khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với nước Mĩ, đề nghị viện trợ cho Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
- Học thuyết Truman (1947)
+ Củng cố chính quyền phản động và đẩy lùi phong trào đấu tranh ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
+ Biến hai nước này thành tiền đồn chống Liên Xô và Đông Âu.
- Kế hoạch Mác-san (1947)
+ Viện trợ 17 tỷ đô la, Mĩ giúp Tây Âu khôi phục kinh tế
+ Tạo nên sự đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa.

- Sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương NATO (1949)
+ Ngày 4/4/1949 tại Oa-sinh-tơn, Mĩ và 11 nước phương Tây kí hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, thành lập ra Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương - liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tây do Mĩ cầm đầu chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

* Về phía Liên Xô:

- Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) : Tháng 1/1949, Liên Xô và Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế để hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước xã hội chủ nghĩa.
- Tổ chức hiệp ước Vác-sa-va : Tháng 5/1955, Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va, một liên minh chính trị - quân sự mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu.

=> Cục diện hai cực, hai phe được xác lập, Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới.

Sự đối đầu Đông - Tây và những cuộc chiến tranh cục bộ

Chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954)

- Từ 1946 nhân dân Đông Dương tiến hành kháng chiến chống Pháp quay lại xâm lược với sự giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa.
- Từ 1950, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh, cuộc chiến này ngày càng chịu sự tác động của hai phe.
- Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, kết thúc cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

​Chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953)

- Năm 1948, Triều Tiên bị chia cắt làm 2 miền: miền Bắc là nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên do Liên Xô bảo trợ, miền Nam là nước Đại Hàn Dân quốc (Hàn Quốc) do Mĩ bảo trợ.
- Năm 1950 - 1953, Chiến tranh hai miền xảy ra, trở thành cuộc đụng đầu trực tiếp giữa hai phe Xô - Mĩ.
- Ngày 27/7/195, Hiệp định đình chiến được kí kết, vĩ tuyến 38 trở thành ranh giới quân sự giữa hai miền.

Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 - 1975)

- Từ 1954 - 1975, Mĩ thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới ở Việt Nam.
- Việt Nam trở thành trọng điểm của chiến lược toàn cầu của Mĩ.
- Với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, Việt Nam đã đánh bại các chiến lược của Mĩ, buộc Mĩ kí Hiệp định Pari (1973) rút quân về nước, cuộc chiến kết thúc thắng lợi hoàn toàn vào năm 1975.

Xu thế hòa hoãn Đông - Tây và Chiến tranh lạnh chấm dứt.

Biểu hiện của xu hướng hòa hoãn Đông - Tây

- Ngày 9/11/1972, Đông Đức và Tây Đức đã kí Hiệp định về những cơ sở quan hệ hai nước.
- Năm 1972, Liên Xô - Mĩ kí Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược.
- Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu, Mĩ, Canada đã kí Hiệp ước Henxinki - Hiệp ước an ninh và hợp tác châu Âu.
- Từ đầu những năm 70, hai siêu cường Xô - Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao.
- Tháng 12/1989, tại cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Liên Xô, Mĩ hai bên đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

40 Câu hỏi trắc nghiệm Quan hệ quốc tế sau chiến tranh lạnh thường gặp

Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy hai cường quốc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là:
Câu 2. Điều đã không xảy ra trong quá trình diễn biến của Chiến tranh lạnh là:
Câu 3. Tình hình thế giới trong thời kì Chiến tranh lạnh là :
Câu 4.  Tình hình thế giới những năm sau Chiến tranh lạnh đã đặt các quốc gia trong tình thế nào?
Câu 5.  Chiến tranh lạnh tạo nên cục diện căng thẳng ở châu Âu biểu hiện ở điểm nào?
Câu 6. Một trong những xu thế của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh mà Việt Nam đang vận dụng để phát triển kinh tế hiện nay là
Câu 7. Sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, các nước đã điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào
Câu 8. Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, sự kiện nào dưới đây góp phần làm giảm rõ rệt tình hình căng thẳng ở châu Âu?
Câu 9. Sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn diễn ra theo chiều hướng đối thoại, thoả hiệp tránh xung đột trực tiếp vì
Câu 10. Sự ra đời của hai tổ chức nào đã đánh dấu sự xác lập cục diện hai cực hai phe và Chiến tranh lạnh bao trùm toàn thế giới?
Câu 11. Xu thế chung của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh Lạnh là:
Câu 12. Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh:
Câu 13. Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất mang lại cho thế giới trong suốt thời gian cuộc Chiến tranh lạnh là:
Câu 14. Dưới tác động của Chiến tranh lạnh, các cuộc chiến tranh cục bộ đã diễn ra ở:
Câu 15. Sau cuộc Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng nào?
Câu 16. Trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh, để xây dựng sức mạnh thực sự, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào
Câu 17. Yếu tố nào dưới đây tác động tới sự thành bại của Mỹ trong nỗ lực vươn lên xác lập trật tự thế giới đơn cực giai đoạn sau Chiến tranh lạnh?
Câu 18. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của Liên Bang Nga và Mĩ sau chiến tranh lạnh là
Câu 19. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, quốc gia nào ở châu Âu trở thành tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mỹ?
Câu 20. Quốc gia nào sau đây chú trong thiết lập "thế giới đơn cực" sau "Chiến tranh lạnh"?
Câu 21. Quan hệ quốc tế trong hai giai đoạn trước và sau chiến tranh lạnh có điểm gì khác?
Câu 22. Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
Câu 23. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới tình trạng xung đột quân sự ở nhiều khu vực khi Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, mâu thuẫn Đông - Tây không còn?
Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là
Câu 25. Biểu hiện của “chiến tranh lạnh”, đối đầu Đông- Tây ở Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là gì?
Câu 26. Vì sao sau Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa các nước lớn được điều chỉnh theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp?
Câu 27. Tại sao sau Chiến tranh lạnh ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột?
Câu 28. Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
Câu 29. Đâu không phải là những thách thức đặt ra cho các quốc gia, dân tộc trong xu thế phát triển mới của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
Câu 30. Sự kiện nào sau đây diễn ra trong thời kì Chiến tranh lạnh (1947-1989)?.
Câu 31. Đặc điểm của mối quan hệ giữa các nước lớn trong thời điểm sau chiến tranh lạnh:
Câu 32. Trong bối cảnh “chiến tranh lạnh” gay gắt giữa hai phe các nước Tây Âu đã
Câu 33. Sau chiến tranh lạnh, dưới tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật các nước ra sức điều chỉnh chiến lược với việc:
Câu 34. “Chiến tranh lạnh” dẫn đến hậu quả
Câu 35. Giai đoạn sau “chiến tranh lạnh” là giai đoạn
Câu 36. Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh nhằm mục đích nào sau đây:
Câu 37. Sau Chiến tranh lạnh, các cường quốc điều chỉnh quan hệ theo xu hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp chủ yếu là do
Câu 38. Xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh là
Câu 39. Yếu tố nào quyết định tới sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh lạnh?
Câu 40. Sau Chiến tranh lạnh, Mĩ theo đuổi chiến lược nào dưới đây :

đáp án Trắc nghiệm Quan hệ quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1ACâu 21C
Câu 2DCâu 22C
Câu 3CCâu 23A
Câu 4CCâu 24B
Câu 5BCâu 25A
Câu 6BCâu 26A
Câu 7CCâu 27B
Câu 8CCâu 28C
Câu 9BCâu 29D
Câu 10CCâu 30A
Câu 11CCâu 31A
Câu 12CCâu 32A
Câu 13ACâu 33C
Câu 14BCâu 34B
Câu 15ACâu 35B
Câu 16CCâu 36D
Câu 17CCâu 37C
Câu 18DCâu 38D
Câu 19DCâu 39A
Câu 20DCâu 40C

Các đề khác

X