Bộ đề Trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Cánh Diều

Bộ đề Trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Cánh Diều tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm phần tự đánh giá trong 10 bài học thuộc chương trình Ngữ Văn 7.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

BỐ CỦA XI-MÔNG

Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng. Ảnh Mặt Trời êm đềm sưởi ấm bãi cỏ. Nước lấp lánh như gương. Và Xi-mông (Simon) có những giây phút khoan khoái, có cái cảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc, em rất thèm được nằm ngủ ở đây, trên mặt cỏ, dưới nắng ấm.
Một chú nhái con màu xanh lục nhảy dưới chân em. Em định bắt nó. Nó nhảy thoát. Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền. Cuối cùng, em tóm được hai đầu chân sau của nó và bật cười nhìn con vật cố giãy giụa thoát thân. Nó thu mình trên đôi cẳng lớn, rồi bật phắt lên, đột ngột duỗi cẳng, ngay đơ như hai thanh gỗ; trong lúc giương tròn con mắt có vành vàng, nó dùng hai chân trước đập vào khoảng không, huơ lên như hai bàn tay. Thấy vậy, em nhớ đến một thứ đồ chơi làm bằng những thanh gỗ hẹp đóng đinh chữ chi chồng lên nhau, và với động tác cũng giống như vậy, điều khiển các chú lính nhỏ cài bên trên tập tành. Thế là em nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ, và thấy buồn vô cùng, em lại khóc. Người em rung lên, em quỳ xuống và đọc kinh cầu nguyện như trước khi đi ngủ. Nhưng em không đọc hết được, vì những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang choán lấy em. Em chẳng nghĩ ngợi gì nữa, chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa mà chỉ khóc hoài.
Bỗng một bàn tay chắc nịch đặt lên vai em và một giọng nói ồm ồm hỏi em: “Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi?”.
Xi-mông quay lại. Một bác công nhân cao lớn, râu tóc đen, quăn, đang nhìn em với vẻ nhân hậu!. Em trả lời, mắt đẫm lệ, giọng nghẹn ngào:
– Chúng nó đánh cháu... vì... cháu... cháu... không có bố... không có bố.
– Sao thế? – Bác ta mỉm cười bảo — Ai mà chẳng có bố.
Em bé nói tiếp một cách khó khăn, giữa những tiếng nấc buồn tủi:
– Cháu... cháu không có bố.
Bác công nhân bỗng nghiêm lại; bác nhận ra thằng bé con nhà chị Blăng-sốt (Blanchotte), và tuy mới đến vùng này, bác cũng đã mong manh biết chuyện của chị.
Thôi nào, – Bác nói – đừng buồn nữa, cháu ơi, và về nhà mẹ cháu với bác đi. Người ta sẽ cho cháu... một ông bố.
Hai bác cháu lên đường, người lớn dắt tay đứa bé, và bác lại mỉm cười, vì bác chẳng khó chịu được đến gặp chị Blăng-sốt, nghe đồn chị là một trong những cô gái đẹp nhất vùng [...].
Họ đến trước một ngôi nhà nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ.
– Đây rồi. – Đứa trẻ nói, và em gọi to – Mẹ ơi!
Một thiếu phụ xuất hiện, và bác công nhân bỗng tắt nụ cười, vì bác hiểu ra ngay là không bỡn cợt được với một cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối. E dè, mũ cầm tay, bác ấp úng:
– Đây, thưa chị, tôi dắt về trả cho chị cháu bé bị lạc ở gần bờ sông. Nhưng Xi-mông nhảy lên ôm lấy cổ mẹ, lại oà khóc và bảo:
– Không, mẹ ơi, con đã muốn nhảy xuống sông cho chết đuối, vì chúng nó đánh con... đánh con... tại con không có bố.
Đôi má thiếu phụ đỏ bừng và tê tái đến tận xương tuỷ, chị ôm con hôn lấy hôn để, trong khi nước mắt lã chã tuôn rơi. Người đàn ông xúc động vẫn đứng đó, không biết bỏ đi thế nào cho phải. Nhưng Xi-mông bỗng chạy đến bên bác và nói:
– Bác có muốn làm bố cháu không?
Im lặng như tờ. Chị Blăng-sốt hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực. Thấy người ta không trả lời mình, em bé lại nói:
– Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông cho chết đuối.
Bác công nhân cười đáp coi như chuyện đùa:
– Có chứ, bác muốn chứ.
– Thế bác tên là gì? – Em bé liền hỏi — Để cháu trả lời chúng nó khi chúng nó muốn biết tên bác.
– Phi-líp (Philippe). – Người đàn ông đáp.
Xi-mông im lặng một giây, để ghi nhớ cái tên ấy trong óc, rồi hết cả buồn, em vươn hai cánh tay và nói:
– Thế nhé! Bác Phi-líp, bác là bố cháu.
Bác công nhân nhấc bổng em lên, đột ngột hôn vào hai má em, rồi sải từng bước dài, bỏ đi rất nhanh.
Ngày hôm sau, khi em bé đến trường, một tiếng cười ác ý đón em. Và lúc tan học, khi thằng kia lại muốn trêu chọc, Xi-mông quát vào mặt nó những lời này, như ném một hòn đá: “Bố tạo ấy à, bố tạo tên là Phi-líp.”.
Khắp xung quanh bật lên những tiếng la hét thích thú:
- Phi-líp gì?... Phi-líp nào?... Phi-líp là cái gì?... Mày lấy đâu ra Phi-líp của mày thế?
Xi-mông không trả lời gì hết, và một mực tin tưởng sắt đá, em đưa con mắt thách thức chúng, sẵn sàng chịu hành hạ, còn hơn là bỏ chạy. Thầy giáo giải thoát cho em và em về nhà.
(GUY ĐƠ MÔ-PA-XĂNG, Bố của Xi-mông, LÊ HỒNG SÂM dịch,
in trong sách Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 1. Truyện “Bố của Xi-mông” có sự kết hợp phương thức tự sự với phương thức nào?
Câu 2. Người kể trong văn bản “Bố của Xi-mông” là ai?
Câu 3. Xi-mông ở trong trạng thái nào khi đuổi bắt con nhái?
Câu 4. Phương án nào dưới đây thể hiện đầy đủ nhất tâm trạng của Xi-mông khi em thổ lộ với bác công nhân Phi-líp mong muốn có một ông bố?
Câu 5. Phương án nào nêu nhận xét đúng về sự xuất hiện của “ông bố” Phi-líp trong cuộc đời Xi-mông?
Câu 6. Theo em, nguyên nhân chính dẫn đến việc lũ trẻ trêu chọc, hành hạ bé Xi-mông là gì?
Câu 7. Vì sao bác Phi-líp nhận lời làm bố của Xi-mông?
Câu 8. Lời nhắn gửi chung nhất của câu chuyện này là gì?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

MỘT MÌNH TRONG MƯA
Từ nay cò ơi
Thân cò lận đận
Một mình nuôi con

Đồng dọc đồng ngang
Đồng trên đồng dưới
Đồng xa đồng gần
Cò đừng lạc lối
Đằng đông chớp bể
Đằng tây mưa nguồn
Cò đừng mỏi cánh
Cố về với con

Một mình một lối
Một mình trong mưa
Lặn lội than cò
Tối tăm mù mịt

Cò con bơ vơ
Khắc khoải đợi cò
Cò về tổ ấm
Cò về chở che

Lặn lội thân cò
Bước cao bước thấp
Một mình một lối
Một mình trong mưa
(ĐỖ BẠCH MAI, nguoihanoi.com.vn)

Câu 9. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 10. Các dòng trong bài thơ chủ yếu được ngắt nhịp như thế nào?
Câu 11. Cách gieo vần của bài thơ thuộc loại nào?
Câu 12. Bài thơ có thể được xếp vào nhóm đề tài nào?
Câu 13. Hình ảnh “cò” trong bài thơ có thể tượng trưng cho ai?
Câu 14. Bài thơ không nhằm nhấn mạnh đặc điểm nào của “cò”?
Câu 15. Qua bài thơ, tác giả chủ yếu dành cho “cò” thái độ, tình cảm gì?
Câu 16. Biện pháp tu từ nào không có trong bài thơ trên?
Câu 17. Từ nào sau đây là từ ghép?

Đọc những văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

VĂN BẢN 1

THẦY BÓI XEM VOI
Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bởi ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thầy chung nhau tiền biểu người quản voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem.
Thầy thi sờ vòi, thầy thi sờ ngà, thầy thì sở tại, thầy thì sờ chân, thầy thì sở đuôi. Đoạn, năm thầy ngồi bàn tán với nhau.
Thầy sờ vòi bảo:
– Tưởng con voi như thế nào, hoá ra nó sun sun) như con đỉa.
Thầy sờ ngà bảo:
– Không phải, nó chắn chắn” như cái đòn cản
Thầy sờ tai bảo:
– Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc
Thầy sờ chân cãi:
– Ai bảo! Nó sừng sững” như cái cột đình.
Thầy sờ đuôi lại nói:
– Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi xểm cùn.
Năm thầy, thầy nào cũng cho là minh nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu, chảy máu.
(Theo TRƯƠNG CHÍNH, in trong sách Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
VĂN BẢN 2
TỤC NGỮ
1. Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.
2. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điển.
3. Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng Mười chưa cười đã tối!.
4. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
(Dẫn theo sách Ngữ văn 7, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

Câu 18. Để tìm hiểu con voi, mỗi ông thầy bói đã làm gì?
Câu 19. Vì sao năm ông thầy bói nói sai về con voi?
Câu 20. Theo em, qua việc “xem voi” của các thầy bói, tác giả dân gian muốn nhắn nhủ điều gì?
Câu 21. Câu tục ngữ Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt nghĩa là gì?
Câu 22.

Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền là gì?

Câu 23. Biện pháp nói quá được sử dụng trong câu tục ngữ nào?
Câu 24. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu tục ngữ Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

RỒI NGÀY MAI CON ĐI
Rồi ngày mai con xuống núi
Ngỡ ngàng
Đất rộng, trời thấp
Bước đầu tiên
Con vấp gót chân mình.

Rồi ngày mai con xuống núi
Gặp phố phường ngã bảy, ngã mười
Gặp lòng người đỏ, vàng, đen, trắng
Mỗi lần vấp, một bước đi
Sẽ sực nhớ người thầy trên núi.

Bố mẹ cho con cán rìu, lưỡi hái
Vung một sải quang ba ngọn đồi
Nhưng chưa đủ mo cơm, tay nải
Trên đường xa về phía chân trời.

Người thầy ngồi lặng lẽ sương khuya
Áo cổ lòng không ngăn được rét rừng như chích
Chăm giáo án như vụn từng đốm than tí tách
Thắp lửa hồng ấm mãi tim con.

Ngọn lửa ấy là mo cơm khi đói
Là chiếc gậy con vịn đường mưa
Là ngón tay gõ vào chốt cửa
Phía sau kia rộng mở nụ cười.

Ngày mai con xuống núi
Cùng tay nải hành trang đầu tiên
Đi như suối chảy về với biển
Chớ quên mạch đá cội nguồn.
(LÒ CAO NHUM, Gốc trời, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2009)

Câu 25. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 26. Tác giả gieo vần nào trong toàn bài thơ?
Câu 27. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào qua cụm từ “con xuống núi"?
Câu 28. Nghĩa của từ “ngỡ ngàng" trong bài thơ trên là gì?
Câu 29. Theo tác giả, khi “con xuống núi", mỗi lần “vấp”, con sẽ nhớ đến ai?
Câu 30. Theo tác giả, đâu là hành trang quan trọng nhất đối với người con khi xuống núi?
Câu 31. Phương án nào dưới đây liệt kê đúng và đầy đủ các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ thứ năm?
Câu 32. Người con trong bài thơ được căn dặn những điều gì?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

SỰ GIÀU ĐẸP CỦA TIẾNG VIỆT
(1) Người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. Và để tin tưởng hơn nữa vào tương lai của nó.
Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hoà về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thoả mãn cho yêu cầu của đời sống văn hoá nước nhà qua các thời kì lịch sử.
(2) [...] Tiếng Việt, trong cấu tạo của nó, thật sự có những đặc sắc của một thứ tiếng khá đẹp. Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc. Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi. Tuy vậy, lời bình phẩm của họ có phần chắc không phải chỉ là một lời khen xã giao. Những nhân chứng có đủ thẩm quyền hơn về mặt này cũng không hiếm. Một giáo sĩ nước ngoài (chúng ta biết rằng nhiều nhà truyền đạo Thiên Chúa nước ngoài cũng là những người rất thạo tiếng Việt) đã có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Tiếng Việt chúng ta gồm có một hệ thống nguyên âm và phụ âm khá phong phú. Tiếng ta lại giàu về thanh điệu. Giọng nói của người Việt Nam, ngoài hai thanh bằng (âm binh và dương bình...) còn có bốn thanh trắc. Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm2 như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng. Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc. Là một phương tiện trao đổi tình cảm, ý nghĩ giữa người với người, một thứ tiếng hay trước hết phải thoả mãn được nhu cầu ấy của xã hội. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt. Từ vựng tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều. Ngữ pháp cũng dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn. Dựa vào đặc tính ngữ âm của bản thân mình, tiếng Việt đã không ngừng đặt ra những từ mới, những cách nói mới hoặc Việt hoá những từ và những cách nói của các dân tộc anh em và các dân tộc láng giềng, để biểu hiện những khái niệm mới, để thoả mãn yêu cầu của đời sống văn hoá ngày một phức tạp về mọi mặt kinh tế, chính trị, khoa học, kĩ thuật, văn nghệ,...
(3) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(ĐẶNG THAI MAI.
Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc,
trong Tuyển tập Đặng Thai Mai, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1984)

Câu 33. Đoạn trích trên viết về vấn đề gì?
Câu 34. Đoạn trích trên được viết theo kiểu văn bản nào?
Câu 35. Theo em, mục đích chính của người viết đoạn trích trên là gì?
Câu 36. Câu nào dưới đây là bằng chứng làm rõ cho ý kiến: Tiếng Việt rất đẹp về tính nhạc?
Câu 37. Câu “Nhiều người ngoại quốc sang thăm nước ta và có dịp nghe tiếng nói của quần chúng nhân dân ta, đã có thể nhận xét rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc." và câu “Họ không hiểu tiếng ta, và đó là một ấn tượng, ấn tượng của người “nghe” và chỉ nghe thôi." trong phần (2) đoạn trích đóng vai trò gì?
Câu 38. Câu “Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc.” đóng vai trò gì trong văn bản?
Câu 39. Tính mạch lạc trong phần (2) đoạn trích được thể hiện như thế nào?
Câu 40. Biện pháp liên kết chủ yếu nào được sử dụng để liên kết văn bản ở phần (2)?
Câu 41. Phần (3) đoạn trích khẳng định điều gì?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

TIẾNG CHIM TRONG THÀNH PHỐ
(Tản văn)
(1) Hà Nội những năm 50, 60 của thế kỉ trước là một sân chim vô cùng phong phú. Kể cả những tháng ngày chiến tranh bom đạn, cũng không bao giờ vắng tiếng chim. Trên những vòm lá cổ thụ là nơi trú ngụ của hàng đàn chim khuyên lớn. Hửng sáng, những chú chim trống đua nhau hót gọi bạn. Tiếng hót râm ran hàng tiếng đồng hồ. Con chim vào loại bé nhất trong các loài chim ấy không ngờ có giọng hót lảnh lót vang xa đến thế. Lũ chim sẻ bị đánh thức hoà giọng chảnh choẹ, rấm rứt rời chỗ ngủ. Những con chích choè than đậu chót vót trên ngọn cây cất tiếng hót từng hồi dài. Phía vườn Bách Thảo lạch xạch tiếng con chim rẻ quạt luồn lách trong những tầng cây thấp, cất tiếng hót trong veo mảnh mai tơ tóc. Hoà giọng lanh chanh sắc nhọn của bầy chim bạc má thoăn thoắt chuyển cành. Những cây cổ thụ trong các đình chùa là nơi trú ngụ của những con chim cú mèo. Ban đêm, chúng lặng lẽ liệng cánh rất thấp dọc theo các con phố tối đèn tìm bắt chuột.
Tháng Ba, hoa gạo nở đỏ rực bên hồ Hoàn Kiếm, Bảo tàng Lịch sử, Văn Miếu. Từng đàn chim sáo đen, sáo mỏ nghệ, sáo nâu kéo về từ mạn Hoà Bình xôn xao trò chuyện. Chúng còn nán lại sang hết tháng Tư khi những quả đa chín vàng rượi quanh hồ. Tháng Mười một, mùa quả nhội chín, chim héc có cái mỏ đỏ chót ầm ĩ kéo về phố hàng đàn. Những quả nhội chín chớm chua màu cát là thức ăn loài chim này rất thích. Những con phố Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh lúc ấy trồng chủ yếu loại cây này.
Quanh năm, trên những cây cổ thụ trong thành phố, không lúc nào ngớt tiếng chim cu gáy gọi bạn. Chúng chọn những hàng cây lớn ven sông Hồng phía đường Yên Phụ và khu Bệnh viện Hữu nghị làm nơi tá túc. Đây là nơi có khoảng cách gần nhất để vượt sông sang những bãi bồi ngô lúa bờ bên kia. Ngoài bãi sông, trong những tầng cây thấp là tiếng con chim gọi vịt chập chờn theo tiếng sóng. Loài chim này rất hiếm khi người ta có thể nhìn thấy chúng. Nhưng tiếng hót đặc biệt đúng giờ và đúng nơi cứ như thể chúng vĩnh viễn có mặt ở đấy. Đầu hè là tiếng chim sơn ca tha thiết tìm bạn trên những dải cát hồng bãi giữa. Giọng sơn ca thỉnh thoảng vút cao giữa tầng không trong vắt như nhạc xuống từ trời. Con chim xấu mã này có một giọng ca tuyệt vời nhất trong toàn bộ thế giới chim cảnh.
Chim chào mào dạn người sống khắp nơi trong thành phố. Công viên, vườn hoa nào cũng rất sẵn. Lũ chào mào coi tất cả cây cối như nhà riêng của chúng. Làm tổ, kiếm ăn, dạy chim non bay chuyền. Bọn trẻ con ngày ấy thường xuyên bắt được chào mào non tập bay lạc xuống đường. Nuôi bằng cơm nguội, ớt quả và cà chua độ một tuần là có thể thả cho bay theo đàn.
Mùa di trú, chim sâm cầm, le le kéo về đậu trên mặt nước Hồ Tây thành những mảng lớn lênh đênh trên sóng. Đàn chim rét mướt giữa sương khói, mặt hồ ẩn hiện thần tiên trong những lau lách lan man bên bờ. Cuối bãi sông Hồng kéo dài về phía Hà Nam là những con giang, con sếu co ro một chân im lim soi bóng nước như bức tượng xám.
Những con quạ đen khề khà kêu khoái trả trên những cây gạo ngoài bãi sông cùng với chim khách, chim cà cưỡng. Những con chim chả quan hai màu đen trắng vẫy cánh ngó nghiêng rình mò dưới mặt nước, thỉnh thoảng cất giọng một tràng dài như gõ kẻng.
(2) Những cánh chim trong thành phố được thảnh thơi bay lượn vui vầy cho đến khoảng giữa những năm 60 thế kỉ trước. [..]
Chim khách và chim quạ biến mất hoàn toàn cho đến tận bây giờ, không chỉ ở Hà Nội. Lác đác còn lại vài con chim cu gáy sợ sệt hiếm khi nghe thấy giọng. [-] Chào mào và chim sẻ trải qua giai đoạn khốc liệt này chỉ còn rất thưa thớt.
Hồ Tây với việc xây dựng ồ ạt trong vòng hai chục năm trở lại đây không chỉ mất đi cảnh quan ven hồ. Đàn chim di trú cũng chỉ còn lác đác lai vãng năm về năm không. Ngoài đê sông Hồng đã trở thành phố phường, không bao giờ còn nghe thấy tiếng con chim gọi vịt nữa. Mấy cây gạo ven hồ Hoàn Kiếm và Văn Miếu đã không còn. Lũ sáo đá, sáo nâu nhiều năm rồi biệt tích.
Người Hà Nội không thể thiếu tiếng chim. Nạn săn bắn đã được kiểm soát chặt chẽ từ hơn chục năm rồi. Nhưng thật lạ, những loài chim tưởng như rất dạn người không quay về nữa. Giờ người Hà Nội chỉ chơi chim cảnh nuôi nhốt trong lồng. Tiếng hót sung mãn của con sơn ca, con vành khuyên, con chào mào nuôi nhốt nghe ra vẫn còn âm hưởng ai oán thế nào.
(ĐỖ PHẤN, Bảng quơ một thời Hà Nội, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2018)

Câu 42. Nội dung chính của phần (1) trong văn bản Tiếng chim trong thành phố là gì?
Câu 43. Nêu nội dung chính của phần 2 trong văn bản Tiếng chim trong thành phố là gì?
Câu 44. Tác giả sử dụng cách thức nào để miêu tả các loài chim trong thành phố
Câu 45. Theo bài viết các loài chim trong thành phố Hà Nội được thoải mái bay lượn, không sợ săn bắn vào khoảng thời gian nào?
Câu 46. Câu văn nào sau đây nêu được nội dung khái quát cho ba câu còn lại?
Câu 47. Câu văn nào sau đây như một lời than buồn bã của tác giả trước hiện thực thành phố vắng tiếng chim?
Câu 48. Qua văn bản trên có thể thấy tác giả là người như thế nào?
Câu 49. Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu nào?
Câu 50. Thông điệp chính mà tác giả muốn truyền tới bạn đọc qua văn bản Tiếng chim trong thành phố là gì?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CỦA TƯƠNG LAI
1. Ô tô tự lái của Google
Xuất phát từ thực tế hầu hết các vụ tai nạn xe hơi trên đường đều do lỗi của con người như vừa lái xe vừa nhắn tin, say xỉn hay phản xạ kém khi lái xe, Google đã đưa ra ý tưởng tạo ra những chiếc xe hơi tự lái. Loại xe này không cần người đi xe làm bất cứ điều gì mà chỉ cần khởi động và nhập điểm đến. Xe thậm chí còn không có cả vô lăng hay bàn đạp mà chỉ có một nút ấn khẩn cấp.
Xe được trang bị một ra-đa (radar) trên đầu có thể quan sát môi trường xung quanh với phạm vi 180 mét, các cảm biến la-de (laser) và ca-mê-ra (camera) cho phép xe quét xung quanh tốt hơn. Đáng chú ý, loại xe tự lái của Google được cho là có thể tránh được tai nạn một cách tuyệt vời, mặc dù hiện tại mẫu xe này mới chỉ đạt được tốc độ tối đa 64 km/h. Ngoài lợi ích rõ ràng cho người khuyết tật, xe hơi này còn đem lại cho người đi xe có thêm thời gian thư giãn, làm việc hay ăn sáng thay vì bị căng thẳng khi mỗi ngày phải ra đường đi làm. [...]
2. Máy bay điều khiển bằng ý nghĩ
Xe ô tô tự lái đã là điều gì đó rất thú vị, nhưng máy bay được điều khiển bằng ý nghĩ có vẻ còn gây sốc hơn. Hiện EU...) đang tài trợ cho dự án Brên-flai (Brainflight) để tạo ra cách có thể điều khiển dễ dàng một chiếc máy bay đơn giản chỉ bằng ý nghĩ, cho phép chúng bay theo hướng trái hoặc phải.
Dự án đã thử nghiệm cho các phi công đội mũ gắn các điện cực điện não đồ (EEG) để xử lí các tín hiệu điện của não bộ, từ đó hình thành các thuật toán trên máy tính. Mỗi một thuật toán này sẽ được xử lí thành một lệnh điều khiển máy bay. Dựa trên kết quả ứng dụng EEG hiện đang giúp cho con người có thể thực hiện một số nhiệm vụ đơn giản mà không cần tới chân tay, các nhà nghiên cứu hi vọng sẽ ứng dụng điều này thành công trong việc điều khiển máy bay. [...]
3. Tàu đệm từ siêu tốc
Các tàu đệm từ siêu tốc này có thể bay lên khỏi đường ray trong một khoảng thời gian, với tốc độ cao có thể đạt hơn 643 km/h. Điều đó đã quá kinh khủng nhưng hãy tưởng tượng rằng trong tương lai, loại tàu này còn có thể đạt tới tốc độ 4 667 km/h, nhanh gấp ba lần so với một máy bay thương mại bình thường, và có thể đưa bạn từ Niu Oóc (New York) tói Lot An-gid-lét (Los Angeles) trong vòng chưa tới 90 phút.
Hiện nay, một loại phương tiện Siu-pơ Mác-lép (Super Maglev) – siêu tàu đệm từ – đang được phát triển ở Trung Quốc được tin là có thể đạt tới tốc độ như vậy. Siêu tàu đệm từ này sử dụng các nam châm để di chuyển thay vì bánh xe truyền thống, giúp nó loại bỏ ma sát giữa bánh xe và đường ray, cho phép tàu đạt tốc độ nhanh hơn nhiều.
Tuy nhiên, một tốc độ như vậy cũng khiến cho lực cản của không khí gia tăng, vì thế, cần phải có loại động cơ mạnh hơn. Đó cũng là lí do vì sao hiện nay siêu tàu đệm từ nhanh nhất mới chỉ đạt vận tốc 693 km/h. Hiện những chiếc siêu tàu đệm khí có tốc độ cực lớn vẫn chỉ đang dừng lại ở mặt lí thuyết nhưng biết đâu trong tương lai sẽ có những chiếc tàu như vậy ra đời thật. [...]
(Theo VĂN BIÊN – DÂN VIỆT, baogiaothong.vn)

Câu 51. Nội dung chính của văn bản trên là gì?
Câu 52. Văn bản sắp xếp thông tin theo trật tự nào?
Câu 53. Các thông tin chính trong văn bản được làm nổi bật bằng cách nào?
Câu 54. Điểm giống nhau giữa các phương tiện được nói đến trong văn bản là gì?
Câu 55. Ý tưởng sáng chế các phương tiện nêu trong văn bản cho thấy điều gì ở con người?
Câu 56. Tác dụng chính của các hình ảnh được đưa vào văn bản là gì?
Câu 57. Từ nào không được coi là thuật ngữ trong lĩnh vực mà văn bản đề cập đến?
Câu 58. Nhận định nào sau đây không đúng về ngôn ngữ của văn bản

Đọc câu chuyện sau và chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:

LỪA ĐỘI LỐT SƯ TỬ

Một hôm, lừa lấy được bộ lông sư tử do thợ săn quẳng ra ngoài để phơi. Nó khoác vào và tiến về làng. Khi nó đến gần thì tất cả, người cũng như thú, đều bỏ chạy, và trong ngày hôm ấy, nó là một chú lừa đầy kiêu hãnh. Trong lúc sung sướng, nó cao giọng hi lên một tiếng, tức thì mọi người nhận ra nó, và người chủ chạy ra nện cho một trận nên thân vì cái tội làm cho mọi người hoảng loạn. Ngay sau đó, cáo chạy lại bảo với nó rằng: “A, ta nhận ra nhà ngươi! Cái mã bề ngoài có thể che mắt được người đời, còn lời nói sẽ bộc lộ kẻ ngốc.”.
(Trích Tuyển tập ngụ ngôn Ê-đốp, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2000)

Câu 59. Phương án nào nêu đúng đặc điểm thể loại của văn bản Lừa đội lốt sư tử
Câu 60. Câu chuyện trên được kể theo ngôi kể nào?
Câu 61. Câu nào sau đây gợi ra bài học cho con người?
Câu 62. Câu nào sau đây có chứa từ Hán Việt?
Câu 63. Câu nào nêu đúng nội dung chính của văn bản Lừa đội lốt sư tử?
Câu 64. Phương án nào nêu đúng ý nghĩa (bài học) rút ra được từ câu chuyện trên?

Đọc đoạn trích sau và chọn phương án trả lời đúng cho mỗi câu hỏi:

Tôi muốn bắt đầu từ việc các bạn cần có trách nhiệm với chính bản thân mình.
Mỗi người trong các bạn đều giỏi một việc gì đó. Mỗi người trong các bạn đều có một cái gì đó để giới thiệu với xã hội. Và trách nhiệm của các bạn đối với bản thân là phát hiện ra cái đó. Đấy chính là cơ hội mà nền giáo dục có thể cung cấp cho các bạn.
Các bạn có thể là một tác giả có tài – thậm chí tài đến mức có thể viết được sách hay báo – nhưng có thể các bạn không biết điều đó cho đến khi các bạn viết bài luận cho môn Tiếng Anh. Các bạn có thể là một nhà cải cách hay phát minh có tài – thậm chí tài đến mức có thể khám phá ra một loại iPhone mới hay thuốc chữa bệnh hoặc thuốc kháng sinh mới – nhưng trước khi làm dự án cho môn khoa học, có thể các bạn không biết điều đó. Các bạn có thể trở thành thị trưởng hoặc thượng nghị sĩ – nhưng trước khi tham gia ban lãnh đạo hội học sinh hay nhóm thảo luận, có thể các bạn không biết điều đó.
Dù bạn muốn làm gì với cuộc đời mình thì tôi cũng cam đoan rằng bạn phải học rồi mới làm được. Bạn muốn trở thành bác sĩ, giáo viên hay sĩ quan cảnh sát? Bạn muốn trở thành hộ lí hay kiến trúc sư, luật sư hay quân nhân? Dù nghề nghiệp nào thì bạn cũng sẽ cần một nền học vấn tốt. Bạn không thể bỏ học giữa chừng rồi nhảy ngay vào một công việc tốt được. Bạn phải làm việc, phải rèn luyện và phải học thì mới có công việc tốt được.
Và đấy không chỉ là điều quan trọng đối với cuộc đời của các bạn, đối với tương lai của các bạn. Kết quả học tập của các bạn quyết định chính tương lai của đất nước này.

(Trích bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Ba-rách Ô-ba-ma (Barack Obama) với các học sinh
Trường Guếch-phiu (Wakefield), A-linh-tơn (Arlington), bang Vơ-gi-ni-a (Virginia) năm học 2009 – 2010; PHẠM NGUYÊN TRƯỜNG dịch, vanchuongviet.org)

Câu 65. Phương án nào nêu đúng căn cứ chủ yếu để xác định đoạn trích trên là văn bản nghị luận?
Câu 66. Trong các câu sau, câu nào nêu lí lẽ?
Câu 67. Câu nào thể hiện rõ lời khuyên của tổng thống ô-ba-ma đối với học sinh?

đáp án Bộ đề Trắc nghiệm Ngữ Văn 7 Cánh Diều

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1ACâu 35D
Câu 2DCâu 36D
Câu 3CCâu 37D
Câu 4ACâu 38C
Câu 5BCâu 39C
Câu 6DCâu 40D
Câu 7CCâu 41B
Câu 8CCâu 42C
Câu 9BCâu 43B
Câu 10DCâu 44A
Câu 11CCâu 45D
Câu 12ACâu 46A
Câu 13ACâu 47D
Câu 14DCâu 48B
Câu 15BCâu 49D
Câu 16CCâu 50D
Câu 17DCâu 51A
Câu 18CCâu 52D
Câu 19DCâu 53A
Câu 20ACâu 54D
Câu 21BCâu 55B
Câu 22ACâu 56C
Câu 23ACâu 57B
Câu 24BCâu 58B
Câu 25DCâu 59B
Câu 26DCâu 60A
Câu 27ACâu 61C
Câu 28BCâu 62A
Câu 29CCâu 63B
Câu 30CCâu 64D
Câu 31CCâu 65A
Câu 32CCâu 66B
Câu 33CCâu 67C
Câu 34B

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)

Các đề khác

X