Bộ đề Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 Cánh Diều

Bộ đề Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 Cánh Diều tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm phần tự đánh giá trong mỗi bài học trong chương trình Ngữ Văn 10.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NỮ OA
(Thần thoại Trung Quốc)
Nữ Oa tạo ra loài người
Khi ấy, trời đất mới sinh, đã có cỏ cây, muông thú mà chưa có loài người. Thế giới giống như một bức tranh buồn tẻ. Đi giữa thế giới hoang sơ, buồn tẻ ấy là một vị đại thiên thần, chính là Nữ Oa. Lúc ấy, bà cảm thấy buồn chán, cô độc, bèn nghĩ rằng cần phải tạo ra một cái gì đó cho thế giới này thêm vui tươi, giàu sức sống. Bà nghĩ ngợi hồi lâu, rồi đến bên một đầm nước, lấy đất bùn màu vàng bên bờ đầm, trộn nhuyễn với nước, mô phỏng theo hình dáng của mình in bóng trên mặt nước mà nặn thành một đồ vật xinh xắn, đáng yêu.
Lạ thay, vừa đặt xuống đất, đồ vật xinh xắn ấy bỗng dưng có sức sống, cất tiếng nói trong trẻo, nhảy múa, vui đùa. Đồ vật xinh xắn ấy được gọi là “người”. “Người” được bàn tay vị nữ thiên thần tạo ra, không giống các loài muông thú bởi được mô phỏng từ hình dáng của vị nữ thần. Nữ Oa vô cùng thích thú, hài lòng về sản phẩm do mình vừa tạo ra, bèn tiếp tục dùng đất bùn màu vàng hoà nhuyễn với nước nhào nặn ra rất nhiều người, trai có, gái có. Nhìn những con người vui đùa, cười nói xung quanh mình, Nữ Oa cảm thấy vui hẳn lên, không còn cô độc, buồn bã nữa.
Nhưng mặt đất hoang sơ vô cùng rộng lớn, bà làm việc liên tục không nghỉ trong một thời gian rất lâu mà mặt đất vẫn trống trải. Bà cứ miệt mài làm việc, làm tới lúc mỏi mệt lắm rồi mà mặt đất vẫn còn trống trải quá. Bà bèn nghĩ ra một cách, lấy một sợi dây, nhúng vào trong nước bùn, vung lên khắp phía. Người thì bảo bà dùng một sợi dây thừng, nhưng hồi đó làm gì có dây thừng, có lẽ bà đã dùng một sợi dây lấy từ một loài cây dây leo. Khi bà vung sợi dây dính đầy thứ bùn từ đất vàng đó lên, các giọt bùn đất màu vàng bắn đi khắp nơi, rơi xuống đất liền biến thành người, cười nói, chạy nhảy. Thế là mặt đất trở nên đông đúc bao nhiều là người.
     Nữ Oa luyện đá vá trời
Loài người đang sống rất vui vẻ bỗng gặp phải hoạ lớn. Đó là chẳng hiểu duyên do từ đâu, thần Lửa là Chúc Dung và thần Nước là Cộng Công đánh nhau. Hai thần đều có lực lượng hùng hậu, pháp thuật cao cường nên trận chiến khiến trời long đất lở. Trận chiến diễn ra dai dẳng, quyết liệt rồi cũng đến lúc có kẻ thắng người bại. Phe của Cộng Công không địch nổi sức mạnh ghê gớm của thần Lửa Chúc Dung bèn rút chạy. Cộng Công thua đau, chạy về phía tây bắc, chạy tới núi Bất Chu, cảm thấy đau khổ, nhục nhã, bèn lao đầu vào núi tự vẫn.
Nguyên núi Bất Chu chính là một cây cột chống trời. Cộng Công lao đầu vào cây cột chẳng những không chết mà còn làm cây cột gãy, bầu trời phía tây bắc nghiêng đổ. Bầu trời tây bắc sụp đổ khiến mặt đất rung chuyển, nứt vỡ, những ngọn lửa mãnh liệt không ngừng phụt ra từ những khe nứt ấy, lửa cháy khắp nơi cùng với nước dâng trào cuộn sóng. Con người đứng trước nguy cơ diệt vong.
Nhìn những sinh linh do mình tạo ra đang hoảng loạn vì tai hoạ, vị nữ thần đầu người mình rắn vô cùng thương xót. Bà chẳng có thời gian trừng phạt kẻ gây hoạ nữa, mà vội vã tìm cách tu sửa lại phần bầu trời đã bị phá huỷ. Bà chọn lấy trong các sông suối những hòn đá ngũ sắc, dùng lửa luyện thành một chất lỏng sánh như keo. Sau đó, bà dùng loại keo mới luyện được ấy đem bít vào lỗ thủng trên bầu trời.
Công việc luyện đá vá trời vô cùng kì vĩ, công phu, vất vả, nhưng đã được Nữ Oa dành hết tình yêu thương con người và tâm trí để thực hiện nên đã hoàn thành mĩ mãn. Bầu trời đã được vá xong, nhưng nếu nhìn kĩ, vẫn thấy có chút khác biệt so với lúc ban đầu. Do bị sụt lún, bầu trời phía tây bắc thấp hơn những nơi khác. Cẩn thận hơn, bà còn bắt một con rùa đen to lớn, chặt bốn chân của nó đem chống ở bốn góc trời. Tai hoạ đã không còn nữa. [...]
Sau khi đã vá xong chỗ bầu trời bị sụp vỡ, để cuộc sống con người được yên ổn, bà còn giúp con người diệt một con rồng đen hung ác, đánh đuổi nhiều loài ác điểu, mãnh thú. Bà còn dạy người dân cách dùng cỏ lác đốt cháy thành than, sau đó, đắp thành gò để tránh được nạn lũ lụt. Con người thoát được kiếp nạn, trở lại được cuộc sống thường ngày là nhờ công ơn to lớn của Nữ Oa.
(Theo Thần thoại Trung Hoa, DƯƠNG TUẤN ANH sưu tầm, tuyển chọn, NXB Giáo dục Việt Nam, 2009)

Câu 1. Phương án nào sau đây nêu đúng và đủ các sự kiện chính trong đoạn trích Nữ Oa?
Câu 2. Theo đoạn trích, nhân vật Nữ Oa xuất hiện trong bối cảnh (thời gian, không gian) như thế nào?
Câu 3. Đoạn trích Nữ Oa thể hiện nội dung nào dưới đây?
Câu 4. Nhân vật Nữ Oa hội tụ những vẻ đẹp gì?
Câu 5. Dòng nào dưới đây không đúng với truyện Nữ Oa?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

TỎ LÒNG
(Thuật hoài)
Phiên âm:
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Dịch nghĩa:
Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông vừa chẵn mấy thu,
Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu.
Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,
Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.
Dịch thơ:
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
PHẠM NGŨ LÃO
(BÙI VĂN NGUYÊN dịch, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1976)

Câu 6. Cụm từ nào dưới đây thể hiện rõ nghĩa của hai chữ “Thuật hoài”?
Câu 7. Từ ngữ nào trong câu Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu đã không được thể hiện thành công ở bản dịch thơ?
Câu 8. Biện pháp nghệ thuật nào dưới đây được sử dụng trong câu “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu)?
Câu 9. Câu nào dưới đây xác định đúng thể loại của bài thơ “Tỏ lòng”
Câu 10. Câu nào sau đây nêu đúng nội dung chính của bài thơ?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

XỬ KIỆN
ĐỂ HẦU:
(Dạ, thưa quan bọn này)
Trộm của Trùm Sò đêm trước,
Vu cho Thị Hến hôm qua,
Bắt tới chốn huyện nha,
Xin ngài ra xử đoán.
Vả chúng nó thiệt đoàn du đãng,
Nhà Trùm Sò nên đấng phú gia;
Tội vu tang luật nọ khó tha
Nghiệm tình trạng lẽ không nên thử.
HUYỆN TRÌA:
Đã biết mặt lão Đề hay nói bậy,
Còn giơ hàm chú Lại nói cò cưa,
Lưng cù chầy hình khéo bơ sở,
Mồm xà cáng vinh râu ngoe ngoét.
Thôi, đây đã biết,
Lựa đó phải thưa.
Đòi cả lũ vào đây,
Đặng cho ta lược vấn
Lại nói: Nhìn đơn trương lẩn thẩn Xem tình trạng lăng nhăng.
Việc lão Trùm khá nói, khá rằng,
Nỗi Thị Hến bày ngay bày thiệt (nào)!
THỊ HẾN:
Nỗi ức oan khôn xiết,
Lời ngay thẳng thưa qua,
Việc làm ăn ngày tháng vào ra,
Phận goá bụa hôm mai cui cút.
Gẫm gia đình khó thốt,
Nhờ quan lớn tỏ lòng.
Mua của chiên việc ấy vốn không
Vì ai giận nên khai rằng có.
TRÙM SÒ:
(Dạ dạ!)
Mồng một mất đồ hôm nọ,
Mồng hai nhìn của đặng đây.
Đồ đạc nhìn đã không sai,
Mua chác đó xin ngài tra hỏi.
HUYỆN TRÌA:
Ngồi lâu thời mỏi,
Nó nói kéo dài,
Lão Để lấy tờ khai,
Đặng ta toan làm án.
Cứ mực thẳng, cung cho ngay, bày cho thiệt,
Kẻo hai đàng củ nói có, vọ nói không.
Để Thị Hến khai trước mới xong,
Rồi lão Trùm cung sau thì rõ.
Này Thị Hến!
Việc phải, không, vốn ta chưa tỏ,
Thấy đơn cô chút chạnh lòng thương.
(Em) Phải năng lên hầu gần quan,
(Thời) Ai dám nói vu oan gieo hoạ?
Đầu thời đương lạ,
Lâu ắt phải quen.
Hãy xuống lên hầu hạ cho liên,
Phương lợi hại rồi ta sẽ tính.
THỊ HẾN:
(Dạ) Trông ơn quan lớn,
Đoái xét phận hèn.
Phụ mẫu dân quyền quý ấy bề trên,
Ti tiện nữ đơn cô là phận dưới.
Như việc ấy nhờ ơn trên phân giải,
Thời duyên kia đành phận thiếp vương mang.
Xin ngài hãy thương,
Vốn tôi ưng dạ.
HUYỆN TRÌA:
Gẫm đó đây duyên nợ,
Thật trời đất đẩy đưa;
Căn duyên khéo khéo tình cờ,
(Mà) Nhơn ngãi khăng khăng vương vấn.
Khuyên mụ đừng trách phận,
Đây ta đã đành lòng.
Cứ đây mà khai bào cho xong,
Rồi ta sẽ xử phân thuận lí
ĐỀ HẦU:
(riêng) Mụ đà nên tệ
Ông Huyện cũng xằng,
Phen này ông bày mặt thú lang,
Huếch với mụ ắt râu trụi lại
Lại nói: Đòi Thị Hến vào đây ta hỏi,
Nào tờ khai đem nộp tại đây.
Lão Trùm Sò ăn nói trầm trây.
Thị Hến oan, tình hình tỏ rõ.
Tờ khai đó, đây đành có đó.
Lúc ra đây, rồi lại xử đây.
(Hạ)
HUYỆN TRÌA:
Thế lão Lại đã bày,
Làm tờ khai cho nó,
Nguyên tang không phải đó,
Tình trạng nghiệm là phi.
Ỷ phú gia hống hách,
Hiếp quả phụ thân cô,
Cứ lấy đúng pháp công,
Tội cả vợ lẫn chồng.
(Thôi) Ta thú liền ông, liền mụ.
VỢ CHỒNG TRÙM SÒ:
Trời cao kêu chẳng thấu,
Quan lớn dạy phải vâng.
Cúi đầu tạ trước sân,
Xin lui về bổn quán.
(Hạ)
THỊ HẾN:
Trông ơn quan lớn,
Củi xét phận hèn
Ơn huyện đàng biết lấy chi đền?
Hồi gia nội sẽ toan báo đáp.
(Hạ)
(Trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến. Sách đã dẫn)

Câu 11. Sự việc trong đoạn trích diễn ra ở đâu?
Câu 12. Thành ngữ cú nói có, vọ nói không trong lời của Huyện Trìa có nghĩa là gì?
Câu 13. Phương án nào phát biểu đúng về nhân vật Thị Hến trong văn bản?
Câu 14. Dòng nào thể hiện nhận xét đúng về việc xử kiện của Huyện Trìa và Đề Hầu trong văn bản?
Câu 15. Văn bản Xử kiện có gì giống với các văn bản khác trong Bài 3?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

LỄ HỘI OK OM BOK
Lễ hội Ok Om Bok được tổ chức hằng năm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ. Năm nay (2019), lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe ngo Sóc Trăng lần thứ IV khu vực Đồng bằng sông Cửu Long diễn ra trong 7 ngày (từ ngày 5 đến ngày 11-11) với nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể thao đặc sắc.
Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào Khmer nhất cả nước với hơn 400 000 người, chiếm gần 31% dân số cả tỉnh. Người Khmer ở đây coi Mặt Trăng là một vị thần điều tiết mùa màng trong năm. Vì vậy, cứ vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm, cũng là những ngày cuối mùa mưa và là thời gian thu hoạch hoa màu đủ loại, trong đó có lúa nếp là sớm nhất, họ lấy lúa nếp làm thành cốm dẹp cùng các hoa màu khác để làm lễ vật cúng Mặt Trăng. Nghi thức lễ được tiến hành vào tối 15-10 âm lịch, khi Mặt Trăng lên cao, mọi người tập trung tại sân chùa hay sân nhà để làm lễ. [...] Cúng xong, mọi người quây quần cùng thụ lộc các đồ cúng để hưởng phước, các em nhỏ thì vui chơi, múa hát cho đến đêm khuya.
Trong lễ hội Ok Om Bok, hội đua ghe ngo cũng là hoạt động mà bà con Khmer Nam Bộ mong chờ. Đua ghe ngo là nghi thức truyền thống tiễn đưa thần Nước, sau mùa gieo trồng về với biển cả, cũng là nghi thức tôn giáo tưởng nhớ rằng thần
Rắn Na-ga( xưa biến thành khúc gỗ để đưa Phật qua sông. Chiếc ghe ngo là vật dụng được người Khmer và nhà chùa coi là linh thiêng, cũng là tài sản quý của cả phum sóc2), được bảo quản cẩn thận tại chùa. Trước kia, mỗi năm ghe ngo được hạ thuỷ một lần vào ngày lễ hội Ok Om Bok. Ghe ngo có chiều dài khoảng 30 mét, mỗi ghe có thể chở trên dưới 50 tay bơi. Nguyên bản chiếc ghe ngo là loại thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gỗ tốt. Ngày nay, ghe ngo được đóng bằng nhiều tấm ván dài ghép lại với nhau. Ghe ngo có mũi và lái cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ, đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe và chùa của mình. Giữa lườn ghe, người ta đặt một cây dài từ đầu đến cuối thân ghe gọi là cây cần câu nhằm giữ thăng bằng và làm cho ghe có sức bật tốt khi bơi. Để có thể bước vào cuộc đua ghe ngo sôi nổi, công tác chuẩn bị được tiến hành rất chu đáo, từ việc sửa chữa, đóng ghe ngo mới, sơn vẽ hoa văn lại trên thân ghe cho đến tập luyện bơi. Đặc biệt, các chùa Khmer có đội ghe ngo tham gia còn tổ chức một nghi lễ rất quan trọng, đó là lễ hạ thuỷ. Ngày nay, nghi lễ hạ thuỷ không chỉ được thực hiện một lần vào dịp lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe ngo như trước, mà có khi nhiều lần trong năm (tuỳ theo điều kiện của các chùa) để tham gia các giải đua cấp huyện nhằm kiểm tra đội ghe, hướng tới giải đua của tỉnh. Đối với đồng bào Khmer Nam Bộ, lễ hạ thuỷ ghe ngo vừa mang tính truyền thống, vừa mang yếu tố tâm linh, góp phần vào sự đa dạng văn hoá và phát triển xã hội.
Năm nay, lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe ngo được tổ chức trong bảy ngày, với nhiều hoạt động hấp dẫn. [...] Điểm nhấn của lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo với hai nội dung thi đấu 1 000 mét đối với nữ, 1 200 mét đối với nam, diễn ra trong hai ngày 10 và 11-11. Những năm gần đây, lễ hội Ok Om Bok – Đua ghe ngo ở Sóc Trăng ngày càng được tổ chức quy mô, đi vào chiều sâu hơn. Lễ hội chính là dịp tăng cường các mối quan hệ cộng đồng để đồng bào các dân tộc ở Sóc Trăng ngày càng gắn kết, thi đua lao động sản xuất, xây dựng quê hương giàu đẹp.
(Theo THẠCH NHI, daidoanket.vn)

Câu 16. Vì sao nhan đề của văn bản là Lễ hội Ok Om Bok mà không phải là Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo?
Câu 17. Vì sao người Khmer ở Sóc Trăng lại làm lễ vật cúng Mặt Trăng vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm?
Câu 18. Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn bản trên đã đem đến hiệu quả gì?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

THƯ DỤ VƯƠNG THÔNG LẦN NỮA
(Tái dụ Vương Thông thư)

(1) Kính cẩn gửi thư tới trước cửa quân của quan Tổng binh cùng các vị đại nhân!
Kể ra người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thể, thì mất biến thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời thất thế, thì mạnh hoá ra yếu, yên lại chuyển nguy. Sự thay đổi ấy chỉ ở trong khoảnh khắc trở bàn tay mà thôi. Nay các ông không hiểu rõ thời thế, lại trang sức bằng lời dối trá, thế chẳng phải là hạng thất phu hèn kém ư? Sao đáng để cùng bàn việc binh được?
(2) Trước đây, các ông bề ngoài thì giả cách giảng hoà, bên trong ngầm mưu gian trá, cứ đào hào, đắp luỹ, ngồi đợi viện binh, tâm tính không minh bạch, trong ngoài lại khác nhau, sao có thể khiến ta tin tưởng mà không nghi ngờ cho được. Cổ nhân có câu: “Bụng dạ người khác, ta lường đoán biết.", nghĩa là thế đó. [...]
Sự thế ngày nay, cho dẫu ngôi cao3) có đem quân cả nước sang chăng nữa, cũng chỉ thúc nhanh sự bại vong mà thôi, huống là Trương Phụ) chỉ tự đến nộp mạng thì đâu có gì đáng nói!
[..] Nay các ông kế cùng lực kiệt, quân sĩ nhọc mệt, trong thiếu lương thực, ngoài không viện binh, bám hờ cụm đất nhỏ nhoi, nghỉ tạm cái thành trơ trọi, há chẳng phải như thịt trên thớt, cả trong nồi sao? Thế mà lại còn muốn lừa dối dân nước ta, dụ dỗ những điều phi nghĩa. Họ là những kẻ trung thần nghĩa sĩ, ngay cả khi thời cùng vận khốn, “nếm mật nằm gai", cũng còn chẳng chịu mưu đồ kia khác, lẽ nào ngày nay lại đi tin nghe những lời bất nghĩa của bọn các ông hay sao? Chỉ e người Nam trong thành nhớ mến chủ cũ), cũng như người Ngô ở đây không kham nổi khốn khổ, họ sẽ cùng hùa hại lại các ông rồi dẫn nhau ra hàng, giống như Trương Phi, Lã Bố, lại bị chính thuộc hạ giết hại, đó là lẽ tất nhiên thôi.
Nay ở các thành, từ Đô ti trở xuống, đều căm giận bọn các ông đã lừa dối họ, ai cũng buông lời oán thần. Hoặc đã có người hiến kế hạ thành, lại có kẻ trèo luỹ trốn ra ngoài, chế tạo chiến cụ, sửa đóng xe thang. Ngay bọn người đang bị khốn ấy sẽ giết lẫn nhau, hà tất phải đợi đến quân sĩ của ta nữa.
Nay ta suy tính hộ các ông thì có sáu điều phải thua.
Nước lũ mùa hạ chảy tràn, cầu sàn, rào luy sụp lở, củi cỏ thiếu thốn, ngựa chết, quân ốm. Đó là điều phải thua thứ nhất
[..] Nay các con đường, cửa ải xa xôi hiểm trở đều bị binh lính và voi chiến của ta dồn giữ, nếu viện binh có đến, thì cũng muôn phần tất phải thua; viện binh đã thua, bọn các ông tất bị bắt. Đó là điều phải thua thứ hai!
Nước ông quân mạnh, ngựa khoẻ, nay đều đóng cả ở biên giới phía bắc để phòng bị quân Nguyên, không rỗi mà nhìn đến phương nam được. Đó là điều phải thua thứ ba!
Luôn luôn động binh đao, liên tiếp bày đánh dẹp, dân sống không yên, nhao nhao thất vọng. Đó là điều phải thua thứ tự!
Gian thần chuyên chính, bạo chúa giữ ngôi, người cốt nhục hại nhau, chốn cung đình sinh biến). Đó là điều phải thua thứ năm!
Nay ta dấy nghĩa binh, trên dưới đồng lòng, anh hùng hết sức, quân sĩ càng luyện, khí giới càng tinh, vừa cày ruộng lại vừa đánh giặc. Còn quân sĩ trong thành thì đều mỏi mệt, tự chuốc bại vong. Đó là điều phải thua thứ sáu!
(3) Nay giữ cái thành cỏn con để chờ sáu điều tất bại, ta lấy làm tiếc cho các ông lắm! Người xưa có câu: “Nước xa không thể cứu lửa gần.". Giá viện binh có đến, cũng chẳng ích gì cho sự bại vong. Trước, Phương Chính, Mã Kỳ chuyên làm điều hà khắc bạo ngược, dân chúng lầm than, thiên hạ oán thán. Đào phần mộ ở làng ấp ta, bắt vợ con của dân ta, người sống bị hại, người chết ngậm oan. Nếu các ông biết xét kĩ sự thế, nhận rõ thời cơ, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp trước cửa quân, thì sẽ tránh cho người trong thành khỏi bị giết, hàn gắn vết thương trong nước, hoà hảo lại thông, can qua dứt hẳn. Nếu muốn kéo quân về nước, thì cầu đường sửa sang, thuyền ghe sắm đủ, thuỷ bộ hai đường, tuỳ theo ý muốn, đưa quân ra khỏi cõi, yên ổn muôn phần. Ta sẽ giữ phận bề tôi, không thiếu chức cống.
Nếu như không nghe theo như thế, thì nên chỉnh quân bày trận, giao chiến với ta ở chốn đồng bằng, quyết một trận được thua, đặng xem tài hơn kém, chứ không nên ở chúi trong xó hang cùng, bắt chước cái lối đàn bà mà mang cái nhục khăn yếm như thế!
(NGUYỄN TRÃI, theo bản dịch trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập một,NXB Văn học, Hà Nội, 2001;
có tham khảo Tổng hợp văn học Việt Nam, tập bốn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995)

Câu 19. Nhận định nào sau đây không đúng về thái độ của Nguyễn Trãi qua cách xưng hô với quân Minh?
Câu 20. Trong Thư dụ Vương Thông, lần nữa có đoạn viết: “Trước, Phương Chính, Mã Kỳ chuyên làm điều hà khắc, bạo ngược, dân chúng lầm than, thiên hạ oán thán. Đào phần mộ làng ấp ta, bắt vợ con của dân ta, người sống bị hại, người chết ngậm oan. Nếu các ông biết xét kĩ sự thế, nhận rõ thời cơ, chém lấy đầu Phương Chính, Mã Kỳ đem nộp trước cửa quân, thì sẽ tránh cho người trong thành khỏi bị giết, hàn gắn vết thương trong nước, hoà hảo lại thông, can qua dứt hẳn". Câu nào sau đây thể hiện đúng mục đích của đoạn thơ trên?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

NGÀY CUỐI CÙNG CỦA CHIẾN TRANH
(Lược một đoạn: Năm chiến sĩ Giải phóng quân được giao nhiệm vụ tìm đài quan sát. Họ tìm được một Cô nhi viện vốn là một trường học. Các chiến sĩ đóng chốt ở đây và câu chuyện đã xảy ra.)
(1) Ngày hôm ấy, chúng tôi thay nhau trực trên đài quan sát với biết bao nôn nóng khi nghe tiếng pháo từ hướng đông, hướng tây và xa hơn nữa, hướng nam. Đôi lúc mơ hồ vọng đến cả tiếng súng nhỏ. Sẽ đến rất gần một ngày Sài Gòn; ngày mai, ngày kia, hay...?
Nhưng đã xảy ra một chuyện làm đảo lộn công việc của chúng tôi. Bắt đầu là binh nhất Ruân, con chiên xứ đạo gốc Hải Hậu, băn khoăn tìm đến vào lúc cuối chiều:
– Anh ạ, có chuyện này khó hiểu. Em hỏi ma xơ khi nào thì hành lễ, lúc đầu ma xơ làm bộ như không nghe, rồi sau đó bà hỏi: “Mấy ông Giải phóng cũng quan tâm chuyện đó sao? Chúng tôi làm lễ rồi, cảm ơn.”. Em phải nói rằng em là con Chúa, bấy lâu ở rừng chỉ đến thầm với Chúa được thôi, nay có nhà nguyện thì sướng nhất rồi, em muốn đi lễ. Em nói thế, ma xơ nhìn em rất lạ rồi bỏ đi mà không nói gì thêm. Anh thấy không, chúng mình đến đây từ sớm, đã có buổi lễ nào đâu? Không có lễ sáng mà cũng chưa thấy lễ chiều. Em để ý kĩ lắm mà. Ma xơ nói thế thì lạ thật!
Tôi chưa kịp chia sẻ mối nghi hoặc thì tiểu đội trưởng Vinh xuất hiện:
– Báo cáo chủ nhiệm, không ổn đâu! – Vinh hạ giọng.
– Có địch!
Vinh cho biết anh đi kiếm rau dền, rau rệu quanh trường, vừa lúc qua phía sau nhà nguyện thì đột ngột cửa sổ hé mở rồi đóng vội lại ngay. Anh áp sát chân tường và nghe thấy bên trong có tiếng động.
– Anh xem. – Vinh chỉ – Đứng đây mình vẫn nhìn thấy ổ khoá trái đen đen kia. Rõ ràng là...
Ruân đưa thêm ý kiến.
– Có một lúc ma xơ đi ngang chỗ khoá cửa, em để ý thấy bà bước chậm, miệng lẩm bẩm điều gì đó và đôi mắt thì không yên ngó vào một chỗ.
Các chiến sĩ trinh sát của tôi khá đấy. Tôi cũng đã thấy đôi điều ngờ ngợ và giờ đây thì rất nhanh, như một phản ứng nghề nghiệp, tất cả các dữ kiện được xâu lại để bật lên thông tin chủ yếu này: ma xơ Giám đốc đã giấu ai đó – những ai đó – trong nhà nguyện kia vào lúc chúng tôi vừa hành quân đến đây. Ai?
(2) Vậy là cuối cùng, đã đến với chúng tôi một đêm bức bối và hồi hộp lạ thường. Pháo cứ rền lên từng đợt, chớp cứ rung bần bật phía đường chân trời và thân xác chúng tôi thì căng lên hết nỗi. Chúng tôi lắng theo bước chân chiến thắng của đồng đội, chúng tôi lo làm nhiệm vụ được giao, và chúng tôi... Thôi, khỏi cần kể thêm. Khuya, mọi thứ có dịu đi nhưng tuyệt nhiên không một ai muốn chợp mắt.
Lúc đó quãng nửa đêm, trăng hạ tuần chưa qua khỏi ngọn cây. Tôi làm hiệu bí mật theo dõi khi đồng đội phát hiện một bóng đen. Bóng đen từ đầu bên kia dãy nhà men theo chân tường, lợi dụng sự che khuất của các bóng cây, chầm chậm di chuyển về hướng này. Cuối cùng thì bóng đen cũng đến được gốc cây cách nhà nguyện lối chừng mươi bước. Mục đích có thể là đã rõ: tên này, hoặc làm nhiệm vụ đưa tin, hoặc tìm cách mở cửa cho đồng bọn. Nhưng điều tác hại là cả khoảng trước cửa nhà nguyện lại hết sức trống trải, và kẻ phiêu lưu kia đành hầu như án binh bất động nơi gốc cây. Tôi dự kiến bắt sống nhưng chưa kịp hành động thì ngay lúc đó đã đẩy tới một tình huống bất ngờ. Bóng đen bỗng tách khỏi gốc cây, nghe ngóng rồi nhảy lên bậc thềm chỗ cửa nhà nguyện và chắc là bước hụt, y ngã sấp với một tiếng “xoảng”. Rất nhanh, bóng đen đứng vụt dậy, biến mất về hướng ngược lại. Tôi quyết định không đuổi theo.
(3) Buổi sáng, các chiến sĩ thu được từ hiện trường một cặp lồng với cơm canh tung toé, mấy ổ bánh mì và một chiếc dép. Vậy là mục đích của cuộc phiêu lưu ban đêm đơn giản hơn điều chúng tôi tưởng. Tôi cho xếp gọn các thứ, để ngay ngắn trên thềm nhà nguyện.
Ngày làm việc đã trở lại mà không một ai trong Cô nhi viện đi qua hướng này, trong khi các ma xơ thì có vẻ lóng ngóng đứng ngồi chẳng yên. Cũng chẳng có lễ sáng trong nhà nguyện nữa, đương nhiên. Và cũng không một ai trong chúng tôi nhìn thấy ma xơ Giám đốc đâu, bà như giấu mặt vậy. Tất cả giống một sự đồng loã tự tố cáo.
Vào phiên liên lạc sớm với trung đoàn, tôi được nhắc tăng cường cảnh giác và được biết thêm rằng ngày hôm nay – rất có thể là ngày hôm nay – các quân đoàn bộ binh sẽ tiến vào nội đô. Trong báo cáo của mình, tôi cũng đề cập đến tình hình mặt đất nơi tác nghiệp và xin được toàn quyền hành động. Trung đoàn trưởng đồng ý: “Gắng hết sức bắt sống hay gọi hàng. Đừng phung phí cái chết, chiến tranh sắp qua rồi. Vả lại ở đó đang có nhiều trẻ em, phải không?”.
Tôi quyết định đi tìm ma xơ Giám đốc, phải nói chuyện với bà ta trước đã. Tất nhiên sẽ không có thuyết giảng về chính tà, về chỗ đứng, dù ở thời điểm này. Càng không cần “vòng vo Tam quốc”. Tôi nghĩ là mình hiểu bà. Các ma xơ luôn hành động hướng thiện như bằng chứng đây về trại mồ côi. Tình huống mà chúng tôi gặp phải cũng vậy, hẳn vì bà muốn tránh đổ máu. Tôi sẽ nói với ma xơ rằng chúng tôi cũng muốn thế, do đó xin ma xơ vận động những kẻ đang ẩn náu trong nhà nguyện kia buông súng đầu hàng. Cách mạng sẽ khoan dung.
Nhưng tôi được trả lời là ma xơ Giám đốc đang ốm? Không thể chần chừ, tôi nói với một ma xơ khác có vẻ đứng tuổi:
– Xin ma xơ lấy chìa khoá mở căn nhà nguyện kia. Chúng tôi cần kiểm soát trong đó.
– Giê-su (Jesus)! – Bà thốt lên – Nhưng tôi không có chìa khoá. Thứ đó ma xơ Giám đốc giữ.
– Thì ma xơ trình lại với bà ấy yêu cầu của chúng tôi. Từ giờ phút này nhà nguyện bị phong toả, xin ma xơ thu xếp để tất cả mọi người, nhất là trẻ em, chuyển hết về đằng kia. – Tôi tuyên bố.
Ma xơ làm dấu thánh rồi tất bật đi luôn. Nhưng hơn nửa tiếng trôi qua, không thấy bà quay lại. Tuy nhiên, các trẻ em đã được đưa ra khỏi khu vực phụ cận.
Phải hành động ngay. Tôi triệu tập bộ đội, chỉ để một chiến sĩ ở lại đài quan sát. Vinh tới, anh nói mà không biểu hiện một trạng thái nào rõ rệt trên nét mặt:
– Quân đội Sài Gòn đã đầu hàng. Anh nghe đây..
Vinh tăng chiết áp của chiếc đài bán dẫn Sô-ni (Sony) lúc nào cũng cặp kè bên sườn anh. Đập ngay vào tai tôi lệnh hạ vũ khí cho quân đội Sài Gòn của Tổng thống Dương Văn Minh. Tôi cảm nhận cả mình cũng không có cảm xúc rõ rệt nữa khi hướng về đồng đội:
– Chúng ta sẽ đánh trận cuối cùng của chiến tranh.
“Điều gì cũng có thể xảy ra”, ý nghĩ đó lướt nhanh trong khi tôi phân công vị trí chiến đấu cho các chiến sĩ. Mọi sự chấp hành đều lập tức và tuyệt đối.
– Phá khoá gọi hàng! – Tôi ra lệnh.
– Kìa Chủ nhiệm, ma xơ...
Tôi quay lại. Ma xơ Giám đốc bỗng như từ đâu đó hiện ra đi về phía chúng tôi, bước chân lẩy bẩy như khựng lại. Khi bà gắng giơ cao một chùm chìa khoá, hào hển điều chi mà khi đến gần mới nghe rành:
– Xin đừng bắn vô trỏng, trung uý...
Mới chỉ qua một đêm, ma xơ đã gầy rộc hẳn đi. Bà cúi xuống, đôi tay gầy guộc run rẩy lần tìm chiếc chìa khoá nhà nguyện. Có lẽ bà đã đếm qua nó cả chục lần nhưng vẫn tìm, tìm hoài. Cuối cùng thì bà cũng giữ lấy một chiếc, nhìn lên:
- Trung uý để tôi.
Thoắt một cái, động tác của ma xơ bỗng trở nên nhanh hoạt lạ lùng. Bà như khẳng định lại tư thế Giám đốc. Khoá nảy, cửa mở, sau dấu Chúa tuẫn nạn2), bà kêu rành rọt:
– Má đây, ra đi các con...
Và bất đồ đổ ụp dưới chân tôi, bà nấc lên:
– Lạy Chúa, xin các ông đừng giết. Chúng đâu có tội, chúng không có tội...
Thôi rồi! Tôi chợt hiểu tất cả khi từ trong góc tối của nhà nguyện, thất thểu, sợ sệt và hốc hác vì đói, bước ra ba đứa trẻ lai: hai Mỹ đen, một Mỹ Trắng. “Trời! Lại có thể như thế sao, Chúa ơi.”.
– Lấy sữa trong ba lỗ pha cho các cháu mau đi! – Tôi nói với đồng đội trong khi cúi xuống đỡ ma xơ dậy.
Và cũng chỉ nói được đến thế, tôi đã phải xoay người bước nhanh để lẩn trốn những giọt nước mắt của chính mình. “Lại có thể như thế được sao, lại có thể...”.
(VŨ CAO PHAN, in trong Giải nhất văn chương, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1998)

Câu 21. Câu chuyện xảy ra ở địa điểm nào?
Câu 22. Trong phần (1) chuyện gì làm đảo lộn công việc của các chiến sĩ?
Câu 23. Tình huống nào ở cuối truyện khiến ma xơ Giám đốc Cô nhi viện phải xuất hiện?
Câu 24. Lí do quan trọng nhất khiến các ma xơ giấu “ba đứa trẻ lai” trong nhà nguyện là gì?
Câu 25. Chi tiết nào trong phần kết thúc đã giải tỏa những lo lắng, nghi ngờ của bà Giám đốc cô nhi viện đối với các chiến sĩ Giải phóng?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

KHOẢNG TRỜI, HỐ BOM
Chuyện kể rằng: em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù, hứng lấy luồng bom...
Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn
Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái
Một nấm mồ, nắng ngời bao sắc đá,
Tình yêu thương bồi đắp cao lên...
Tôi nhìn xuống hố bom đã giết em
Mưa đọng lại một khoảng trời nho nhỏ
Đất nước mình nhân hậu
Có nước trời xoa dịu vết thương đau.
Em nằm dưới đất sâu
Như khoảng trời đã nằm yên trong đất
Đêm đêm, tâm hồn em toả sáng
Những vì sao ngời chói, lung linh.
Có phải thịt da em mềm mại, trắng trong
Đã hoá thành những làn mây trắng?
Và ban ngày khoảng trời ngập nắng
Đi qua khoảng trời em – Vằng dương thao thức
Hỡi Mặt Trời, hay chính trái tim em trong ngực
Soi cho tôi
Ngày hôm nay bước tiếp quãng đường dài?
Tên con đường là tên em gửi lại
Cái chết em xanh khoảng trời con gái
Tôi soi lòng mình trong cuộc sống của em
Gương mặt em, bạn bè tôi không biết
Nên mỗi người có gương mặt em riêng.
LÂM THỊ MỸ DẠ
   (Thơ Việt Nam 1945 - 1985, NXB Giáo dục, 1985)

Câu 26. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?
Câu 27. Phương án nào nêu đúng về các hình ảnh “ngọn lửa", vì sao ngời chói lung linh", “làn mây trắng", vầng dương" trong bài thơ?
Câu 28. Khổ nào trong bài thơ thể hiện sự hi sinh dũng cảm của người nữ thanh niên xung phong?
Câu 29. Phương án nào sau đây không thể hiện nội dung của khổ thơ thứ tư?
Câu 30. Phương án nào nêu đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “Cái chết em xanh khoảng trời con gái" và tác dụng của biện pháp đó?
Câu 31. Điểm gặp gỡ giữa nhân vật người nữ thanh niên xung phong trong bài thơ trên và người lính trong bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo của Trần Đăng Khoa là gì?

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“PHÉP MẦU” kì diệu của văn học
Sự sáng tạo trong văn học nghệ thuật gần giống với sự sáng tạo ra sự sống: “Dùng hình tượng là để lấy sự sống tác động vào sự sống, lấy sự sống sinh ra sự sống.”. Nhưng đây là một sự sống đặc biệt, một sự sống bất diệt. Hình tượng văn học có giá trị, một khi ra đời, tham gia vào sinh hoạt xã hội như một con người thực. Người ta tâm sự với Kiều, thương Kiều, khóc Kiều và mê Kiều. Từ những nét mực, trang giấy bỗng hiện lên cả một thế giới đã lùi sâu vào dĩ vãng. Chính cái “phép mẫu” kì diệu ấy đã khiến Go-rơ-ki ngồi đọc truyện ngắn Trái tim bình dị của Phlô-be, cảm thấy như trong quyển sách có một thứ ảo thuật gì khó hiểu; và Go-rơ-ki đã mấy lần giơ tờ giấy ra trước ánh sáng, nhìn qua các dòng chữ để tìm xem có cái bí mật gì ở trong ấy không. [....]
Tác phẩm văn học có sức hấp dẫn làm cho người đọc nhập vào cái thế giới do nhà văn sáng tạo, cùng sống với những nhân vật tưởng tượng như với người thực. Tác phẩm trò chuyện với con người về những sự việc ngoài đời, dần dần dẫn dắt thành ra câu chuyện của người đọc với chính mình. Cái nội dung ở ngoài người đọc chuyển hoá thành chuyện của chính người đọc. Những vấn đề của tác phẩm nêu lên biến thành những vấn đề của chính người đọc tự đặt ra với mình mà suy nghĩ. Mấy câu thơ sau đây của Huy Cận nói về âm nhạc cũng có thể mở rộng cho văn học:
Nhạc giúp ta mở thêm nghìn chiều rộng,
Nghìn chiều sâu nghe lắng cuộc đời,
Âm thanh hay sức mạnh đất trời!
Ổ nhạc sĩ đã thức dậy trong tôi phần tôi sâu thẳm nhất
Để trò chuyện với tôi bằng những lời tôi giấu cất
Trong tận cùng xương tuỷ.
(Người bác sĩ)
“Sự khô mòn của tình yêu thương, sự quen cho những cái không tốt, không đúng, không đẹp, sự lười biếng suy nghĩ, sự tính toán cho mình – những cái đó làm cho con mắt người ta thường ngày mờ đi ít nhiều.”. Phẩm chất của con người, những suy nghĩ, tình cảm khát vọng cao đẹp bị cuộc sống vùi dập, mờ đi. Tác phẩm văn học tốt sẽ có tác dụng làm cho con người như “bừng thức tỉnh, tự nhận thấy rõ tâm hồn mình, thực sự tìm thấy mình” (Nguyễn Đình Thi). [...]
Không nên nghĩ rằng tác động của tác phẩm cũng như sự liên hệ của người đọc bao giờ cũng phải thông qua con đường lô gích. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố. Rồi sau đó, ta mới có thể dùng tư duy lô gích để giải thích. Xin lấy một ví dụ, những suy nghĩ của Ta-go (Tagore) khi đọc Sếch-xpia (Shakespeare): “Trong tình yêu thắm thiết của Rô-mê-ô (Romeo) và Giu-li-ét (Juliet), trong tiếng rên xiết điên dại của vua Lia (Lear), trong ngọn lửa ghen ngày càng bùng cháy của Ô-then-lô (Othello), có một cái gì làm cho chúng tôi hăng say và phấn khởi. Cuộc đời bó hẹp của chúng ta đã bị ngăn cách bởi một sự đơn điệu làm cho tình cảm sôi nổi không thể xuất hiện trong cuộc sống xã hội, môi trường hoạt động của chúng ta. Tất cả mọi việc của chúng ta đều lặng lẽ và yên ả. Tất nhiên những trái tim của chúng ta khao khát một nguồn thúc đẩy mãnh liệt của những tình cảm sôi nổi trong văn học Anh. Chúng tôi sung sướng thưởng thức nghệ thuật văn học Anh không phải vì thẩm mĩ mà vì trong sự đình trệ của chúng ta, văn học ấy đem đến một làn sóng mãnh liệt, mặc dầu làn sóng ấy có thể mang tất cả cái gì dơ bẩn từ dưới đáy phơi trần lên trên mặt.”. Tuy Ta-go nói “không phải vì thẩm mĩ”, nhưng rõ ràng chính cái thẩm mĩ đã tạo nên xúc động và suy nghĩ ấy của ông.
(NGUYỄN DUY BÌNH, Dạy văn dạy cái hay - cái đẹp, NVX Giáo dục, 1983)

Câu 32. Theo văn bản trên, một tác phẩm văn học được xem là hấp dẫn khi tác phẩm ấy khiến cho người đọc:
Câu 33. Chiêm nghiệm của Nguyễn Đình Thi về “bừng thức tỉnh, tự nhận thấy rõ tâm hồn mình, thực sự tìm thấy mình” khi đến với văn học cho biết điều gì?
Câu 34. Nhận xét nào nêu đúng và đầy đủ những đặc điểm chung về ngôn từ trong các câu văn sau?
“Sự khô mòn của tình yêu thương, sự quen cho những cái không tốt, không đúng, không đẹp, sự lười biếng suy nghĩ, sự tính toán cho mình – những cái đó làm cho con mắt người ta thường ngày mờ đi ít nhiều.".
“Trong tình yêu thắm thiết của Rô-mê-ô và Giu-li-ét, trong tiếng rên xiết điên dại của vua Lia, trong ngọn lửa ghen ngày càng bùng cháy của Ô-then-lô, có một cái gì làm cho chúng tôi hăng say và phấn khởi.”
Câu 35. Phương án nào cho thấy đặc điểm của giọng điệu nghị luận trong đoạn văn sau?
“Không nên nghĩ rằng tác động của tác phẩm cũng như sự liên hệ của người đọc bao giờ cũng phải thông qua con đường lô gích. Tác động thẩm mĩ có đặc điểm và quy luật riêng rất uyển chuyển. Thường là trực tiếp, gần như bằng trực giác và bằng liên tưởng rất linh hoạt, chịu sự quy định của rất nhiều yếu tố. Rồi sau đó, ta mới có thể dùng tư duy lô gích để giải thích. Xin lấy một ví dụ...".

đáp án Bộ đề Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 Cánh Diều

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1ACâu 19A
Câu 2BCâu 20D
Câu 3ACâu 21A
Câu 4DCâu 22C
Câu 5DCâu 23C
Câu 6ACâu 24C
Câu 7ACâu 25D
Câu 8CCâu 26A
Câu 9CCâu 27C
Câu 10DCâu 28A
Câu 11ACâu 29C
Câu 12CCâu 30B
Câu 13DCâu 31B
Câu 14ACâu 32C
Câu 15ACâu 33D
Câu 16CCâu 34B
Câu 17DCâu 35A
Câu 18A

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)

Các đề khác

X