Trắc nghiệm bài Các phương châm hội thoại

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm Các phương châm hội thoại có đáp án lớp 9 giúp các em thử sức với các câu hỏi trắc nghiệm đơn giản thường ra trong đề thi, đề kiểm tra.

Câu 1. Chương trình lớp 9, em được học mấy phương châm hội thoại?
Câu 2. Phương châm về lượng là gì?
Câu 3. Thế nào là phương châm về chất?
Câu 4. Phương châm quan hệ là gì?
Câu 5. Câu thành ngữ “nói nhăng nói cuội” phản ánh phương châm hội thoại nào?
Câu 6. Câu thành ngữ “ăn ốc nói mò” liên quan tới phương châm hội thoại nào?
Câu 7. Thành ngữ “Nói đơm nói đặt” liên quan tới phương châm hội thoại nào?
Câu 8. Xác định phương châm hội thoại của câu tục ngữ “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”?
Câu 9. Câu “Cô ấy nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt” vi phạm phương châm nào?
Câu 10. Phương châm quan hệ nào được thể hiện trong đoạn trích sau:
- Về đến nhà, A Phủ lẳng vai ném nửa con bò xuống gốc đào trước cửa. Pá Tra bước ra hỏi:
- Mất mấy con bò?
A Phủ trả lời tự nhiên:
- Tôi về lấy súng, thế nào cũng bắn được. Con hổ này to lắm.
Câu 11. Đọc truyện cười sau và trả lời câu hỏi.
HỎI THĂM SƯ
Một anh học trò gặp một nhà sư dọc đường, anh thân mật hỏi thăm:
- A Di Đà Phật! Sư ông vẫn khỏe chứ? Được mấy cháu rồi?
Sư đáp:
- Đã tu hành thì làm gì có vợ mà hỏi chuyện mấy con.
- Thế sư ông già đi có chết không?
- Ai già lại chẳng chết!
- Thế sau này lấy đâu ra sư con?
(Truyện cười dân gian Việt Nam)
Anh học trò đã vi phạm phương châm gì trong giao tiếp?
Câu 12. Để không vi phạm các phương châm hội thoại, cần làm gì?
Câu 13. Câu trả lời trong đoạn hội thoại sau vi phạm phương châm hội thoại nào?
Lan hỏi Bình:
- Cậu có biết trường đại học Sư phạm Hà Nội ở đâu không?
- Thì ở Hà Nội chứ ở đâu!
Câu 14. Các phương châm hội thoại là những quy định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp, đúng hay sai?
Câu 15. Nhận định nào không phải nguyên nhân của các trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại?
Câu 16. Các câu tục ngữ sau phù hợp với phương châm hội thoại nào trong giao tiếp?
1. Nói có sách mách có chứng
2. Biết thưa thì thốt
Không biết dựa cột mà nghe.
Câu 17. Nói giảm nói tránh là phép tu từ liên quan đến phương châm hội thoại nào?
Câu 18. Phương châm hội thoại được sử dụng trong Ai ơi chớ vội cười nhau/Ngẫm mình cho tỏ trước sau hãy cười là?
Câu 19. Ăn bớt bát, nói bớt lời sử dụng phương châm hội thoại nào?.
Câu 20. Nói có sách, mách có chứng
Câu 21. Phương châm hội thoại nào được sử dụng trong: Kim vàng ai nỡ uốn câu - Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.
Câu 22. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược sử dụng phương châm hội thoại nào?.
Câu 23. Phương châm hội thoại nào không được tuân thủ trong đoạn hội thoại sau:
Mẹ chồng và con dâu nhà kia chẳng may đều góa bụa
Mẹ chồng dặn con dâu:
- Số mẹ con mình hẩm hiu, thôi thì cắn răng mà chịu!
Không bao lâu, mẹ chồng có tư tình, con dâu nhắc lại lời dặn ấy thì mẹ chồng trả lời:
- Mẹ dặn là dặn con, chứ mẹ có còn răng nữa mà cắn.

đáp án Trắc nghiệm bài Các phương châm hội thoại

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1BCâu 13B
Câu 2CCâu 14B
Câu 3ACâu 15C
Câu 4DCâu 16B
Câu 5DCâu 17A
Câu 6BCâu 18B
Câu 7BCâu 19A
Câu 8BCâu 20B
Câu 9DCâu 21D
Câu 10ACâu 22C
Câu 11ACâu 23C
Câu 12A

Chu Huyền (Tổng hợp)

Các đề khác

X