Tình hình chung các nước châu Á từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai
- Cao trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra khắp châu Á kể từ sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc
- Phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập khoảng từ cuối những năm 50.
- Nửa cuối thế kỷ XX, tình hình chính trị tại châu Á không ổn định, chiến tranh xâm lược xảy ra ở khu vực Đông Nam Á và Tây Á.
- Sau Chiến tranh lạnh, một số nước châu Á diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai, khủng bố.
- Một số nước đạt được thành tựu to lớn về kinh tế: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ấn Độ…
- Ấn Độ thực hiện kế hoạch dài hạn, đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.
+ Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp đã tự túc được lương thực
+ Các sản phẩm công nghiệp là dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông
+ Công nghệ thông tin, viễn thông phát triển mạnh.
Trung Quốc từ 1945 - 2000
Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời
- Từ 1946 - 1949, Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến giữa Đảng Quốc dân và Đảng Cộng sản Trung Quốc với sự thất bại của Đảng Quốc dân.
- Ngày 1 - 10 - 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập.
- Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có ý nghĩa:
+ Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.
+ Đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
+ Hệ thống Xã hội Chủ nghĩa được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
Xây dựng chế độ mới (1949 - 1959)
- Từ năm 1950, nhân dân Trung Quốc bắt tay vào công cuộc khôi phục nền kinh tế, với nhiệm vụ đưa đất nước thoát nghèo, công nghiệp hóa và phát triển đất nước.
+ Tiến hành cải cách ruộng đất và hợp tác hóa nông nghiệp.
+ Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh.
+ Xây dựng nền công nghiệp dân tộc.
+ Phát triển văn hóa giáo dục.
=> Kết quả: Công cuộc khôi phục kinh tế hoàn thành thắng lợi.
- Từ năm 1953 - 1957, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất đạt được nhiều thành tựu, bộ mặt đất nước thay đổi rõ rệt.
- Trung Quốc đã ký Hiệp ước hữu nghị Liên minh và tương trợ Xô - Trung năm 1950, thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới, khẳng định địa vị quốc tế.
Trung Quốc trong thời kì biến động
- Những năm 1959 - 1978, Trung Quốc trải qua nhiều biến động.
- Đề ra đường lối “Ba ngọn cờ hồng” với mục tiêu nhanh chóng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
- Phong trào “Đại nhảy vọt” làm cho nền kinh tế trở nên hỗn loạn, đời sống nhân dân điêu đứng.
- Thành lập công xã nhân dân
=> Hàng chục người chết đói, nhà máy đóng cửa, đời sống nhân dân điêu đứng.
- Nội bộ Đảng và Nhà nước Trung Quốc diễn ra cuộc tranh giành quyền lực gay gắt, cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản” gây nên tình trạng hỗn loạn trong nước và để lại những hậu quả nghiêm trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
Công cuộc cải cách - mở cửa của Trung Quốc (1978 - 2000)
- Tháng 12/1978, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra đường lối mở cửa.
- Chủ trương:
+ Xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.
+ Lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
+ Thực hiện cải cách mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh dân chủ, văn minh.
- Thành tựu:
+ Kinh tế phát triển nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới.
+ Giai đoạn 1979 - 2000, GDP tăng trung bình hàng năm 9,6%.
+ Thu nhập bình quân tăng nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện.
- Đối ngoại:
+ Bình thường hóa mối quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, Ấn Độ, Việt Nam, vị thế trên trường quốc tế được nâng cao.
+ Mở rộng quan hệ hữu nghị hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới.
+ Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (7 - 1977) và Ma Cao (12 - 1999).
Top 60 câu hỏi trắc nghiệm các nước châu Á thường gặp
đáp án Các nước châu Á : Trắc nghiệm thường gặp về các nước châu Á (1945 - 2000)
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|
Câu 1 | C | Câu 31 | D |
Câu 2 | C | Câu 32 | D |
Câu 3 | C | Câu 33 | B |
Câu 4 | D | Câu 34 | B |
Câu 5 | D | Câu 35 | A |
Câu 6 | B | Câu 36 | A |
Câu 7 | B | Câu 37 | B |
Câu 8 | A | Câu 38 | B |
Câu 9 | A | Câu 39 | C |
Câu 10 | C | Câu 40 | Thực chất của cuộc nội chiến 1946 - 1949 ở Trung Quốc là cuộc đấu tranh để lựa chọn con đường phát triển của dân tộc: Chủ nghĩa xã hội (CNXH) hay Chủ nghĩa tư bản (CNTB). |
Câu 11 | A | Câu 41 | Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là Các nước châu Á đã giành độc lập. |
Câu 12 | A | Câu 42 | Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ở châu Á, phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào |
Câu 13 | D | Câu 43 | Gây ra cuộc chiến tranh xâm lược Trung Quốc của Mĩ không phải là ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh đối với cục diện quan hệ giữa các nước ở châu Á |
Câu 14 | D | Câu 44 | Nước ở châu Á tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa vào ngày 26-1-1950 là Ấn Độ |
Câu 15 | C | Câu 45 | Ở châu Á, quân phiệt Nhật đã đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào ngày 15 - 8 – 1945 |
Câu 16 | C | Câu 46 | Những quốc gia vùng lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á được mệnh danh là "con rồng” kinh tế châu Á: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Công. |
Câu 17 | D | Câu 47 | Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc là mô hình chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên cơ sở những nguyên lí chung của chủ nghĩa Mác - Lênin và những đặc điểm lịch sử cụ thể của Trung Quốc. |
Câu 18 | D | Câu 48 | Người đề xướng đường lối cải cách - đổi mới đất nước Trung Quốc là ai Đặng Tiểu |
Câu 19 | A | Câu 49 | Đảng và Nhà nước Trung Quốc xác định trọng tâm của Đường lối chung là lấy cải cách kinh tế làm trung tâm |
Câu 20 | D | Câu 50 | A |
Câu 21 | C | Câu 51 | B |
Câu 22 | C | Câu 52 | C |
Câu 23 | A | Câu 53 | B |
Câu 24 | C | Câu 54 | D |
Câu 25 | C | Câu 55 | B |
Câu 26 | D | Câu 56 | C |
Câu 27 | C | Câu 57 | C |
Câu 28 | D | Câu 58 | D |
Câu 29 | C | Câu 59 | D |
Câu 30 | B | Câu 60 | C |