Trắc nghiệm bài Về luân lí xã hội ở nước taBộ đề trắc nghiệm Về luân lí xã hội ở nước ta gồm các câu hỏi trắc nghiệm có đáp án giúp bạn ôn lại kiến thức về bài diễn thuyết Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh).Danh sách câu hỏi Đáp án Ôn tập lý thuyếtCâu 1. Lời giải thích nào sau đây về khái niệm luân lí không đúng với quan niệm của Phan Châu Trinh trong bài diễn thuyết "Về luân lí xã hội ở nước ta" A. Luân lí là luân thường đạo lí. B. Luân lí đồng nghĩa với đạo đức. C. Luân lí là những quy tắc về quan hệ đạo đức giữa người với người trong xã hội. D. Luân lí là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức được xây dựng trong suốt một quá trình lâu dài. Câu 2. Ý nào sau đây chưa chính xác về tác giả Phan Châu Trinh? A. Ông sinh năm 1872, mất năm 1926. B. Ông lấy hiệu là Tây Hồ C. Ông làm quan trong nhiều năm và đóng góp nhiều cho triều đình. D. Ông làm quan một thời gian ngắn, rồi từ quan đi làm cách mạng. Câu 3. Trong sự nghiệp văn học của mình, Phan Châu Trinh nổi tiếng nhất là thể loại văn học nào? A. Thơ và diễn ca B. Văn chính luận và thơ C. Diễn ca và tự truyện D. Tự truyện và thơ Câu 4. Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước bằng con đường nào? A. Lợi dụng thực dân Pháp, cải cách đổi mới mọi mặt, làm cho dân giàu nước mạnh, trên cơ sở đó tạo nền độc lập cho quốc gia. B. Dựa vào Nhật để đánh đuổi Pháp. C. Lãnh đạo nhân dân đứng lên tiến hành đấu tranh chống lại ách thống trị của thực dân Pháp. D. Tranh thủ sự ủng hộ của các nước bạn như Trung Quốc, Nhật trong việc chống lại Pháp, đồng thời lãnh đạo cả nước cùng chống giặc. Câu 5. Đoạn trích "Về luân lí xã hội ở nước ta" gồm mấy phần? A. Hai phần B. Ba phần C. Bốn phần D. Năm phần Câu 6. Theo Phân Châu Trinh, luân lí nhân loại, nhất là ở phương Tây, đã phát triển qua mấy thời kì? A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 7. Cách giải thích nào sau đây rất xa với chú ý của Phan Châu Trinh trong câu văn: "Một tiếng bạn bè không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì?" A. Không thể hiểu đơn giản rằng luân lí xã hội chẳng qua chỉ là tình cảm bạn bè giữa người này với người khác. B. Không thể dễ dàng lấy tình cảm bạn bè thay thế cho tình cảm xã hội. C. Không cần cắt nghĩa làm gì quan niệm cho rằng luân lí xã hội chẳng qua chỉ là tình cảm bạn bè giữa người này với người khác. D. Không thể đồng tình với quan niệm cho rằng luân lí xã hội chẳng qua là tình cảm bạn bè giữa người này với người khác. Câu 8. Ý nào sau đây không đúng khi Phan Châu Trinh tỏ ra là một nhà diễn thuyết? A. Có tài hùng biện B. Có tư tưởng sâu sắc C. Có tâm hồn lãng mạn D. Có cảm xúc nồng nhiệt Câu 9. Nội dung của đoạn trích "Về luân lí xã hội ở nước ta" là gì? A. Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp cùng với những truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam. B. Kêu gọi phát huy những giá trị của văn hóa phương Đông trước sự du nhập của văn hóa phương Tây. C. Vạch trần thực trạng đen tối của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. D. So sánh giữa luân lí xã hội nước ta với các nước phương Tây, qua đó thấy được tính chất tốt đẹp của luân lí xã hội ở nước ta. đáp án Trắc nghiệm bài Về luân lí xã hội ở nước taCâuĐáp ánCâuĐáp ánCâu 1BCâu 6BCâu 2CCâu 7BCâu 3BCâu 8CCâu 4ACâu 9CCâu 5BĐiền Chính Quốc (Tổng hợp)Ôn tập lý thuyết Facebook twitter linkedin pinterest