Trắc nghiệm bài Ôn tập về phần tập làm văn lớp 7Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn 7 bài Ôn tập về phần tập làm văn có đáp án giúp các em ôn tậpDanh sách câu hỏi Đáp ánCâu 1. Thể loại văn học nào em không học trong Chương trình Ngữ văn lớp 7 ? A. Tiểu thuyết B. Truyện ngắn C. Nghị luận D. Thơ Câu 2. Dòng nào sau đây không phải là đặc điểm của văn biểu cảm ? A. Mục đích của văn biểu cảm là thể hiện tình cảm, tư tưởng, thái độ, đánh giá của người viết đối với người và sự vật. B. Để biểu cảm, người viết biến đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người, ... thành hình ảnh bộc lộ tình cảm của mình. C. Mỗi đặc điểm, tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người, ... được trình bày thành một luận điểm trong đó có nhiều luận cứ và luận chứng. D. Bố cục bài văn được tổ chức theo mạch tình cảm, suy nghĩ. Câu 3. Trong văn biểu cảm, yếu tố miêu tả là một biện pháp có vai trò thể hiện tính chất của đồ vật, cảnh vật, sự việc, con người, ... để qua đó người viết nói lên tình cảm, thái độ, suy nghĩ của mình. Điều đó đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 4. Yếu tố nào là chủ yếu trong bài văn nghị luận ? A. Tính chất của đề B. Luận điểm C. Luận cứ D. Luận chứng Câu 5. Theo em, đã là thơ thì nhất thiết chỉ được dùng phương thức biểu cảm để diễn tả tình cảm. Đúng hay sai ? A. Đúng B. Sai Câu 6. Thể loại nào sau đây không thuộc về văn biểu cảm ? A. Truyện ngắn B. Ca dao C. Tuỳ bút D. Thơ trữ tình Câu 7. Dòng nào sau đây đúng với thơ trữ tình ? A. Thơ trữ tình phải có một cốt truyện B. Thơ trữ tình phải có một hệ thống lập luận chặt chẽ. C. Thơ trữ tình có thể biểu hiện gián tiếp tình cảm, cảm xúc qua miêu tả, kể chuyện và lập luận. D. Thơ trữ tình phải có một hệ thống nhân vật đa dạng Câu 8. Dòng nào không phải là thể loại của thơ trữ tình ? A. Lục bát B. Song thất lục bát C. Thất ngôn tứ tuyệt D. Tuỳ bút đáp án Trắc nghiệm bài Ôn tập về phần tập làm văn lớp 7CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâu 1ACâu 5BCâu 2CCâu 6ACâu 3ACâu 7CCâu 4ACâu 8DGiang (Tổng hợp)