Trang chủ

Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay

Kiến trức trọng tâm và câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chủ đề các nước Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay có đáp án

Phần 1: Kiến thức trọng tâm

1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh

- Hội nghị Ianta:

+ Thời gian: 4 - 11/2/1945

+ Thành phần tham gia: Nguyên thủ các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh

+ Nội dung: Hội nghị thông qua các quyết định quan trọng về việc phân chia ảnh hưởng của các cường quốc Liên Xô và Mĩ tại châu Âu và châu Á, trong đó nhấn mạnh Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô, Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ, Anh. Triều Tiên tạm thời do quân đội Liên Xô và Mĩ chia nhau kiểm soát, lấy vĩ tuyến 38 làm ranh giới.

+ Hệ Quả: Những thoả thuận quy định tại Hội nghị đã trở thành khuônn khổ của một trận tự thế giới mới - Trận tự hai cực Ianta

2. Sự thành lập Liên Hợp Quốc

- Hoàn cảnh: Tại Hội nghị Ianta các cường quốc thống nhất thành lập tổ chức quốc tế mới là Liên hợp quốc.

- Nhiệm vụ: Liên hợp Quốc nêu nhiệm vụ chính trong hoạt động là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền dân tộc...

- Vai trò: Trong hơn nửa thế kỉ tồn tại Liên hợp quốc đã có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và an ninh thế giới, giúp đỡ các nước phát triển kinh tế, văn hóa...

3. Chiến tranh lạnh

- Khái niệm

Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa

- Biểu hiện

Các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối quân sự, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đàn áp phong trào giải phóng dân tộc

- Hậu quả

Chiến tranh lạnh để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đặc biệt là thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng, thậm chí có lúc đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới

4. Thế giới sau Chiến tranh lạnh

- Tháng 12/2189, Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh sau thời gian chạy đua vũ trang quá tốn kém.

- Từ sau Chiến tranh lạnh thế giới biến chuyển theo bốn xu hướng chính bao gồm

+ Xu thế hòa hoãn và dịu trong các quan hệ quốc tế.

+ Một trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm đang dần hình thành

+ Hầu hết các nước đều ra sức điều chỉnh chiến lượng phát triển, lấy kinh tế làm trọng điểm

+ Từ những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực đang xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến nhưng xu thế chung là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế.

Sơ đồ tư duy quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay

Phần 2 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập

Câu 1. Hội nghị Ianta được tổ chức trong hoàn cảnh nào?
Câu 2. Nội dung quan trọng nhất của Hội nghị Ianta là
Câu 3. Những vùng đất nào sau đây thuộc phạm vi ảnh hưởng Mĩ theo quy định của Hội nghị Ianta?
Câu 4. Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến việc Mĩ và Liên Xô chấm dứt "Chiến tranh lạnh" là gì?
Câu 5. Nội dung nào sau đây không phải là xu thế của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
Câu 7. Cuộc chiến tranh nào sau đây không diễn ra trong giai đoạn Chiến tranh lạnh
Câu 8. Nhiệm vụ chính của tổ chức Liên hợp quốc làm
Câu 9. Quan hệ quốc tế trong hai giai đoạn trước và sau chiến tranh lạnh có điểm gì khác?
Câu 10. Hội nghị Ianta được triệu tập vào thời điểm nào của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)?
Câu 11. Hội nghị Ianta (1945) có sự tham gia của các nước nào?
Câu 13. Các vùng Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của quốc gia nào theo quy định của Hội nghị Ianta (2-1945)?
Câu 14. Việt Nam gia nhập tổ chức Liên hợp quốc vào thời gian nào?
Câu 15. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển biến như thế nào?
Câu 16. Tháng 12-1989 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong quan hệ quốc tế?
Câu 17. Để xây dựng sức mạnh thực sự sau chiến tranh lạnh, các quốc gia trên thế giới đều tập trung vào
Câu 18. Xu thế phát triển chung của thế giới khi bước vào thế kỉ XXI là gì?
Câu 19. Vì sao gọi là “trật tự hai cực Ianta”?
Câu 20. Hội nghị nào đã đặt nền tảng cho sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc?
Câu 21. Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là:
Câu 23. Chiến tranh lạnh là
Câu 24. Chiến tranh lạnh đã để lại hậu quả nào lớn nhất tác động đến lịch sử nhân loại?
Câu 25. Biển hiện nào dưới đây không phản ánh đúng xu thế phát triển của thế giới sau chiến tranh lạnh?
Câu 26. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn tới tình trạng xung đột quân sự ở nhiều khu vực khi Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, mâu thuẫn Đông - Tây không còn?
Câu 27. Những quyết định của hội nghị Ianta (2-1945) đã có tác động tích cực như thế nào đối với phong trào giải phóng dân tộc của châu Á sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 28. Nguyên nhân chủ yếu buộc Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh là
Câu 29. Biểu hiện của “chiến tranh lạnh”, đối đầu Đông- Tây ở Việt Nam giai đoạn 1945-1975 là gì?
Câu 30. Bước sang thế kỉ XXI, với sự tiến triển của xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đã tạo ra cho Việt Nam thời cơ gì để phát triển kinh tế?
Câu 31. Quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai dựa trên cơ sở chính là
Câu 32. Những quyết định của Hội nghị I-an-ta đã dẫn đến hệ quả gì?
Câu 33. Liên hợp quốc có vai trò là
Câu 34. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã có sự chuyển biến như thế nào?

đáp án Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1ACâu 18A
Câu 2BCâu 19B
Câu 3DCâu 20A
Câu 4ACâu 21D
Câu 5BCâu 22C
Câu 6DCâu 23C
Câu 7DCâu 24A
Câu 8DCâu 25C
Câu 9CCâu 26A
Câu 10CCâu 27B
Câu 11BCâu 28B
Câu 12ACâu 29A
Câu 13BCâu 30C
Câu 14BCâu 31A
Câu 15DCâu 32C
Câu 16DCâu 33C
Câu 17ACâu 34A

Nguyễn Hưng (Tổng hợp)



Tham khảo thêm tuyển chọn những bộđề thi thử vào lớp 10 môn Sửcó đáp án đặc sắc của Đọc Tài Liệu.

Các đề khác