Đề ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh số 5

Thử sức ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh đề số 5 bám sát phân bổ chương trình học.

Câu 1. Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một nhiễm sắc thể của cặp số 3 và một nhiễm sắc thể của cặp số 6 không phân li, các nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể là?
Câu 2. Khi nói về cơ chế di truyền ở sinh vật nhân thực, trong điều kiện không có đột biến xảy ra, phát biểu nào sau đây là không đúng?
Câu 3. Ba thành phần cấu tạo nên đơn phân của axit nuclêic liên kết với nhau theo trình tự?
Câu 4. Ở một loài thực vật, xét cặp gen Bb nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi alen đều có 1200 nuclêôtit. Alen B có 301 nuclêôtit loại ađênin, alen b có số lượng 4 loại nuclêôtit bằng nhau. Cho hai cây đều có kiểu gen Bb giao phấn với nhau, trong số các hợp tử thu được, có một loại hợp tử chứa tổng số nuclêôtit loại guanin của các alen nói trên bằng 1199. Kiểu gen của loại hợp tử này là?
Câu 5. Ở một loài động vật, xét 3 cặp nhiễm sắc thể thường và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính XX hoặc XY. Quan sát quá trình giảm phân tại vùng chín ở một cá thể của loài trên có kiểu gen ${\rm{AaBbCcX}}_d^EX_D^e$, người ta thấy $\frac{1}{3}$ số tế bào sinh giao tử có hoán vị gen tạo ra các loại giao tử mới. Theo lí thuyết, cá thể này cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân để thu được số loại giao tử tối đa? Biết rằng mọi quá trình sinh học diễn ra bình thường?
Câu 6. Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
Câu 7. Cho hai cây cùng loài giao phấn với nhau thu được các hợp tử. Một trong các hợp tử đó nguyên phân bình thường thường liên tiếp 4 lần đã tạo ra các tế bào con có tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Cho biết quá trình giảm phân của cây dùng làm bố không xảy ra đột biến và không có trao đổi chéo đã tạo ra tối đa 256 loại giao tử. Số lượng nhiễm sắc thể có trong một tế bào con được tọ ra trong quá trình nguyên phân này là?
Câu 8. Xét các ví dụ sau đây:
(1) Người bị bệnh bạch tạng kết hôn với người bình thường thì sinh con có thể bị bệnh hoặc không bị bệnh.
(2) Trẻ em bị bệnh phêninkêtô niệu nếu áp dụng chế độ ăn kiêng thì trẻ có thể phát triển bình thường.
(3) Người bị bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ bị viêm phổi, thấp khớp, suy thận,…
(4) Người bị hội chứng AIDS thì thường bị ung thư, tiêu chảy, lao, viêm phổi,…
(5) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng màu hoa biểu hiện tùy thuộc độ pH của môi trường đất.
(6) Ở người, kiểu gen AA quy định hói đầu, kiểu gen aa quy định có tóc bình thường, kiẻu gen Aa quy định hỏi đầu ở nam và không hỏi đầu ở nữ.
Trong 6 ví dụ trên, có bao nhiêu ví dụ phản ánh sự mềm dẻo kiểu hình?
Câu 9. Ở ruồi giấ, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt. Các gen quy định mà thân và hình dạng cánh đều nằm trên một nhiễm sắc thể thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Cho giao phối ruồi cái thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi đực thân xám, cánh dài, mắt đỏ (P), trong tổng số các con ruồi đực thu được ở ${F_1}$ , ruồi có kiểu hình thân đên, cánh cụt, mắt trắng chiếm tỉ lệ 2,5%. Biết rằng không xảy ra đột biến , tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thân xám, cánh dài, mắt đỏ ở ${F_1}$ là?
Câu 10. Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây:
(1) AaaaBBbb x AAAABBBb.
(2) AaaaBBBB x AaaaBBbb.
(3) AaaaBBbb x AAAaBbbb.
(4) AAAaBbbb x AAAABBBb.
(5) AAAaBBbb x Aaaabbbb.
(6) AaaaBBbb x Aaaabbbb.
Biết rằng cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8: 4: 4: 2: 2: 1: 1: 1: 1 là?
Câu 11. Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa tím trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định quả vàng; alen E quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen e quy định quả dài. Tính theo lí thuyết, phép lai (P) $\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}$ x $\frac{{AB}}{{ab}}\frac{{DE}}{{de}}$trong trường hợp giảm phân bình thường, quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái đều xảy ra hoán vị gen giữa các alen B và b với tần số 20%, giữa các alen E và e với tần số 40% cho ${F_1}$ có kiểu hình thân cao, hoa tím, quả đỏ, tròn chiếm tỉ lệ?
Câu 12. Hoán vị gen xảy ra trong giảm phân là do:
Câu 13. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cho cây thân cao giao phấn với cây thân cao, thu được ${F_1}$ gồm 900 cây thân cao và 299 cây thân thấp. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ cây ${F_1}$tự thụ phấn cho ${F_2}$ gồm toàn cây thân cao so với tổng số cây ở ${F_1}$ là?
Câu 14. Khi nói về mức phản ứng, điều nào sau đây không đúng?
Câu 15. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d quy dịnh quả dài. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn cây thân cao, quả màu đỏ, tròn với cây thân thấp, quả màu vàng, dài thu được ${F_1}$ gồm 81 cây thân cao, quả màu đỏ dài; 80 cây thân cao, quả màu vàng, dài; 79 cây thân thấp, quả màu đỏ, tròn; 80 cây thân thấp, quả màu vàng, tròn. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên?
Câu 16. Một loài sinh vật lưỡng bội, xét hai lôcut gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể thường; lôcut I có 2 alen, lôcut II có 3 alen. Biết rằng không phát sinh đột biến mới, quá trình ngẫu phối có thể tạo ra trong quần thể của loài này tối đa là bao nhiêu loại kiểu gen về hai lôcut trên?
Câu 17. Một quần thể thực vật giao phấn, xét một gen có 2 alen, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Khi quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền, số cây ho đỏ chiếm tỉ lệ 91%. Theo lí thuyết, các cây hoa đỏ có kiểu gen đồng hợp tử trong quần thể này chiếm tỉ lệ?
Câu 18. Quần thể bướm bạch dương ban đầu có ${p_B} = 0,01$ và ${p_b} = 0,99$, với B là alen đột biến gây ra màu đen, còn b màu trắng. Do ô nhiễm bụi than thân cây mà loài bướm này đậu bị nhuộm đen, nên kiểu hình trội ưu thế hơn kiểu hình lặn (chim ăn sâu khó nhìn thấy bướm máu đen trên nền môi trường màu đen). Nếu trung bình 20% bướm đen sống sót được cho đến khi sinh sản, trong khi bướm trắng chỉ sống sót đến khi sinh sản 10% thì sau một thế hệ tần số alen là
Câu 19. Cho các thành phần sau;
(1) Plasmit.
(2) Tế bào nấm men.
(3) Vi khuẩn E.coli.
(4) Virut.
(5) Enzim restrictaza.
(6) ADN polimeraza.
Trong các thành phần trên, có bao nhiêu thành phần có thể được sử dụng để làm thể truyền trong công nghệ gen?
Câu 20. Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống nho tam bội.
(2) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp bêta – caroten trong hạt.
(3) Tạo giống bông kháng sâu hại có gen trừ sâu từ vi khuẩn.
(4) Tạo giống lúa Mộc Tuyền chín sớm, cứng cây, năng suất cao…
(5) Tạo giống “táo má hồng” giòn, thơm, ngọt.
Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:
Câu 21. Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là?
Câu 22. Cho sơ đồ phả hệ sau:
img
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là:
Câu 23. Cho một số hiện tượng sau:
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung Á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, co thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của loài cây khác.
Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử?
Câu 24. Trong các nhân tố tiến hóa, nhân tố được coi là nhân tố định hướng cho sự tiến hóa?
Câu 25. Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến.
(2) Chọn lọc tự nhiên.
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên.
(4) Giao phối ngẫu nhiên.
Cặp nhân tố đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là?
Câu 26. Bằng chứng quan trọng nhất để chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa người và các loài thuộc bộ linh trưởng là:
Câu 27. Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên?
Câu 28. Tập hợp sinh vật nào dưới đây được coi là một quần thể?
Câu 29. Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy thời điểm ban đầu có 6000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 15%/năm, tỉ lệ tử vong là 7%/năm và tỉ lệ xuất cư là 3%/năm. Sau một năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là bao nhiêu?
Câu 30. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?
(1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể.
(2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi tường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
(3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.
(4) Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể.
Câu 31. Có thí nghiệm như sau: Gieo hạt đậu vào khay, mỗi khay gieo 15 hạt có phẩm chất tốt. Khay thứ nhất: đậu được gieo trên cát khô. Khay thứ hai: đậu được gieo trên bông ẩm. Cả hai khay được đặt trong điều kiện nhiệt độ khoảng ${25^o}C$. Sau một thời gian, các hạt đậu trong khay thứ hai nảy mầm, các hạt đậu trong khay thứ nhất không nảy mầm. Thí nghiệm này nhằm chứng minh vai trò của nhân tố nào sau đây đối với sụ nảy mầm của hạt?
Câu 32. Đều ăn một lượng cỏ như nhau nhưng nuôi cá cho sản lượng cao hơn so với nuôi bò. Nguyên nhân là vì:
Câu 33. Trùng roi sống trong ruột mối. Mối quan hệ giữa mối với trùng roi là
Câu 34. Sự phân tầng trong quần xã có vai trò:
1 – giảm sự cạnh tranh giữa các loài.
2 – tăng khả năng sử dụng nguồn sống.
3 – mở rộng phạm vi phân bố của mỗi loài.
4 – mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài.
Câu 35. Khi nói về đặc điểm của diệp lục, phát biểu nào sau đây sai?
Câu 36. Người cao tuổi bị huyết áp cao thường dẫn đến bại liệt hoặc dễ tử vong. Nguyên nhân là vì
Câu 37. Cho các môi trường đất lần lượt có áp suất dung dịch đất như sau: 0,1 atm; 0,25 atm; 0,34 atm. Cây A có áp suất thẩm thấu của tế bào là 0,2 atm. Nên trồng cây A ở môi trường đất nào?
Câu 38. Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là?
Câu 39. Có bao nhiêu loài động vật sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường thông qua bề mặt cơ thể?
(1) Thủy tức.
(2) Trai sông.
(3) Tôm.
(4) Giun tròn.
(5) Giun dẹp.
Câu 40. Pha tối trong quang hợp của các nhóm thực vật ${C_3},{C_4}$ và CAM đều có chung đặc điểm nào sau đây?

đáp án Đề ôn luyện thi THPT Quốc gia môn Sinh số 5 có đáp án

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1DCâu 21C
Câu 2BCâu 22A
Câu 3DCâu 23D
Câu 4DCâu 24A
Câu 5ACâu 25C
Câu 6CCâu 26D
Câu 7DCâu 27A
Câu 8BCâu 28D
Câu 9DCâu 29A
Câu 10CCâu 30B
Câu 11ACâu 31B
Câu 12DCâu 32B
Câu 13BCâu 33A
Câu 14CCâu 34D
Câu 15BCâu 35B
Câu 16BCâu 36C
Câu 17BCâu 37D
Câu 18ACâu 38D
Câu 19BCâu 39A
Câu 20DCâu 40D

Chu Huyền (Tổng hợp)

Các đề khác

X