Tình hình chung Nhật Bản sau chiến tranh
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản là nước chiến bại, bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị chiến tranh tàn phá, dưới chế độ quân quản của Mỹ, nên gặp nhiều khó khăn như thất nghiệp, thiếu lương thực.
- Một loạt cải cách dân chủ được tiến hành dưới chế độ quân quản của Mĩ:
+ Ban hành hiến pháp mới (1946)
+ Xoá bỏ chủ nghĩa quân phiệt
+ Trừng trị tội phạm chiến tranh
+ Thủ tiêu chế độ quân phiệt phát xít, thanh lọc phần tử phát xít ra khỏi cơ quan nhà nước
+ Cải cách ruộng đất (1946 - 1949)
+ Giải giáp lực lượng vũ trang
+ Giải thể các công ty độc quyền lớn
+ Ban hành quyền tự do dân chủ.
=> Những cải cách trên đã mang lại luồng không khí mới đối với các tầng lớp nhân dân, chế độ xã hội chuyển từ chuyên chế sang dân chủ, tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản phát triển.
Nhật Bản khôi phục kinh tế sau chiến tranh
Nhật Bản từ 1945 - 1952
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc để lại cho Nhật Bản những hậu quả nặng nề đe dọa toàn nước Nhật:
+ Gần 3 triệu người chết và mất tích
+ Kinh tế bị tàn phá
+ 13 triệu người thất nghiệp, đói rét…
- Bị Mĩ chiếm đóng dưới danh nghĩa Đồng minh nhưng chính phủ Nhật Bản vẫn được phép tồn tại và hoạt động.
- Liên minh chặt chẽ với Mĩ, ký Hiệp ước hòa bình, chấm dứt việc chiếm đóng của đồng minh Mĩ.
- Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) tiến hành 3 cải cách lớn:
+ Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, giải tán các công ty độc quyền.
+ Cải cách ruộng đất, hạn chế ruộng địa chủ, đem bán cho nông dân.
+ Dân chủ hóa lao động.
-> Năm 1950 - 1951, kinh tế Nhật Bản khôi phục, đạt mức trước chiến tranh.
Nhật Bản từ 1952 - 1973
- Từ 1952 - 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh và mạnh hẳn lên do Mĩ phát động cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên (6 - 1950), Việt Nam (những năm 60), lượng đơn đặt hàng quân sự của Mĩ tăng cao.
- Từ 1960 - 1973 là giai đoạn phát triển thần kỳ:
+ Tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,8% (1960 - 1969)
+ Công nghiệp: tăng 13,5% (1961 - 1970).
+ Năm 1968, với tổng sản phẩm quốc dân là 183 tỷ USD... Nhật vươn lên hàng thứ hai thế giới tư bản sau Mĩ.
- Giáo dục và khoa học - kỹ thuật được coi trọng
- Đầu những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới cùng với Mĩ và Tây Âu, thu nhập bình quân theo đầu người năm 1990 là 23.796 đô la.
Nhật Bản từ 1973 - 1991
- Từ 1973, do tác động khủng hoảng năng lượng, kinh tế Nhật thường khủng hoảng và suy thoái ngắn.
- Từ nửa sau 1980, Nhật vươn lên trở thành siêu cường tài chính số một thế giới với dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ, gấp 1,5 lần Cộng hòa Liên bang Đức, trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới.
Nhật Bản từ 1991 - 2000
- Vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới
- Khoa học - kỹ thuật phát triển ở trình độ cao
- Từ 1993 - 2000, tình hình chính trị - xã hội Nhật không ổn định.
Chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản sau chiến tranh
- Về đối nội: Chế độ xã hội chuyển từ chuyên chế sang dân chủ.
- Về đối ngoại:
+ Từ 1945 - 1952, Liên minh chặt chẽ với Mĩ, ký Hiệp ước hòa bình, chấm dứt việc chiếm đóng của đồng minh Mĩ, ký Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật (9 - 1951) trong đó Nhật lệ thuộc Mỹ, chỉ dành 1% tổng sản phẩm quốc dân cho chi phí quân sự, còn tập trung phát triển kinh tế.
+ Năm 1956 bình thường hóa với Liên xô, tham gia Liên Hiệp Quốc.
+ Chủ trương tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.
+ Gần đây: vươn lên thành cường quốc chính trị - thí dụ viện trợ ODA cho Việt Nam.
+ Nỗ lực vươn lên thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế. Nhật đang là người khổng lồ về kinh tế nhưng là chú lùn về chính trị.
Top 50 câu hỏi trắc nghiệm Nhật Bản thường gặp
đáp án Nhật Bản : Kiến thức trọng tâm và trắc nghiệm Nhật Bản thường gặp
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|
Câu 1 | C | Câu 26 | D |
Câu 2 | C | Câu 27 | C |
Câu 3 | C | Câu 28 | B |
Câu 4 | A | Câu 29 | B |
Câu 5 | B | Câu 30 | A |
Câu 6 | B | Câu 31 | B |
Câu 7 | A | Câu 32 | D |
Câu 8 | C | Câu 33 | B |
Câu 9 | D | Câu 34 | A |
Câu 10 | B | Câu 35 | A |
Câu 11 | C | Câu 36 | B |
Câu 12 | A | Câu 37 | A |
Câu 13 | C | Câu 38 | B |
Câu 14 | B | Câu 39 | C |
Câu 15 | A | Câu 40 | B |
Câu 16 | C | Câu 41 | B |
Câu 17 | A | Câu 42 | C |
Câu 18 | A | Câu 43 | C |
Câu 19 | B | Câu 44 | C |
Câu 20 | B | Câu 45 | D |
Câu 21 | A | Câu 46 | A |
Câu 22 | B | Câu 47 | C |
Câu 23 | D | Câu 48 | B |
Câu 24 | D | Câu 49 | D |
Câu 25 | B | Câu 50 | D |
Điền Chính Quốc (Tổng hợp)