Kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
Hoàn cảnh lịch sử
- Sau khi kí Hiệp định Giơnevơ, đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền, với hai chế độ chính trị khác nhau.
- Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Ở miền Nam, Mĩ vào thay chân Pháp, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền, âm mưu chia cắt lâu dài nước Việt Nam
=> Nhiệm vụ cách mạng : Miền Bắc phải hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, tiến lên CNXH. Miền Nam tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
Tóm tắt diễn biến của cuộc kháng chiến chống Mỹ (1945 - 1975)
Đầu tranh chống chế độ Mĩ - Diệm
- Giữa năm 1954, cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị chống Mĩ - Diệm.
- Mĩ - Diệm khủng bố, đàn áp nhưng phong trào vẫn dâng cao, lan rộng khắp thành thị và nông thôn, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia
Phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960)
- Phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh (Bình Định), Bác Ái (Ninh Thuận) tháng 2/1959, Trà Bồng (Quảng Ngãi) tháng 8/1959, lan rộng khắp miền Nam thành cao trào cách mạng.
- Tại Bến Tre, ngày 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở huyện Mỏ Cày (Bến Tre), sau đó nhanh chóng lan nhanh toàn tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch.
- Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ.
-> Kết quả: Cho tới cuối năm 1960, ta đã làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 904/3829 thôn ở Trung Trung bộ, 3.200/5721 thôn ở Tây Nguyên. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời (20-12-1960).
-> Ý nghĩa:
- Đánh dấu bước ngoặt của cách mạng miền Nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên làm chiến tranh cách mạng.
- Chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của chế độ thực dân mới của Mĩ ở miền Nam, mở ra thời kì khủng hoảng của chế độ Sài Gòn.
- Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”
- Cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mĩ thực hiện “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), âm mưu: “dùng người Việt đánh người Việt”, đề ra kế hoạch Xtalây - Taylo, bình định miền Nam trong 18 tháng.
- Tháng 01/1961, Trung ương cục miền Nam thành lập, các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam.
- Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam do Đảng lãnh đạo và quân dân miền Nam nổi dậy tiến công địch trên ba vùng chiến lược.
- 1961 - 1962: quân giải phóng đẩy lùi nhiều cuộc tiến công của địch.
- Cuối năm 1962, ta kiểm soát trên nửa tổng số ấp với 70% nông dân ở miền Nam
- Đấu tranh chính trị, diễn ra mạnh mẽ khắp các đô thị lớn
- Đông Xuân 1964 - 1965, quân ta mở chiến dịch tấn công miền Đông Nam Bộ, làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
-> Mĩ buộc phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”
- Mĩ:
+ Ồ ạt đổ quân viễn chinh, quân các nước thân Mĩ và phương tiện chiến tranh hiện đại vào miền Nam
+ Tiến hành hai cuộc phản công chiến lược mùa khô (1965 - 1966 và 1966 - 1967)
+ Kết hợp với việc tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc
- Ta:
+ Cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, tìm ngụy mà diệt” diễn ra trên khắp miền Nam, đập tan cuộc phản công chiến lược mùa khô thứ nhất (Đông Xuân 1965 - 1966)
+ Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 diễn ra đồng loạt trên toàn miền Nam, buộc Mĩ phải tuyên bố “Phi Mĩ hóa chiến tranh”, ngừng ném bom miền Bắc
+ Phong trào chống ách kìm kẹp của địch, phá từng mảng “ấp chiến lược” diễn ra mạnh mẽ.
Top 45 câu hỏi trắc nghiệm Kháng chiến chống Mỹ
đáp án Kháng chiến chống Mỹ : Kiến thức cơ bản và trắc nghiệm thường gặp
Câu | Đáp án | Câu | Đáp án |
---|
Câu 1 | B | Câu 23 | A |
Câu 2 | B | Câu 24 | B |
Câu 3 | B | Câu 25 | C |
Câu 4 | A | Câu 26 | A |
Câu 5 | C | Câu 27 | B |
Câu 6 | D | Câu 28 | C |
Câu 7 | B | Câu 29 | B |
Câu 8 | D | Câu 30 | B |
Câu 9 | A | Câu 31 | D |
Câu 10 | C | Câu 32 | C |
Câu 11 | C | Câu 33 | B |
Câu 12 | D | Câu 34 | C |
Câu 13 | C | Câu 35 | D |
Câu 14 | B | Câu 36 | C |
Câu 15 | B | Câu 37 | B |
Câu 16 | B | Câu 38 | C |
Câu 17 | B | Câu 39 | C |
Câu 18 | B | Câu 40 | A |
Câu 19 | B | Câu 41 | D |
Câu 20 | D | Câu 42 | A |
Câu 21 | C | Câu 43 | B |
Câu 22 | D | | |
Điền Chính Quốc (Tổng hợp)