Phản ứng giữa sắt (Fe) và axit sulfuric (H2SO4) là một trong những phản ứng hóa học cơ bản và quan trọng được học trong môn hóa học. Phản ứng này là một ví dụ về phản ứng oxi-hoá khử. Dưới đây là những phương trình và trường hợp xảy ra chủ yếu đối với 2 hợp chất này:
Các trường hợp phản ứng Fe + H2SO4
1. Fe + H2SO4 loãng
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
- Điều kiện phản ứng: trong môi trường CO2
- Cách tiến hành: Cho một ít kim loại Fe vào đáy ống nghiệm, thêm vào ống 1-2 ml dung dịch axit H2SO4.
- Hiện tượng phản ứng: chất rắn (Fe) tan dần, đồng thời có bọt khí không màu thoát ra.
2. Fe + H2SO4 đặc, nóng
Fe + H2SO4 đặc : Phản ứng tạo khí
+ Phương trình phản ứng:
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
+ Phương trình ion:
Fe + 4H+ + SO42- -> Fe2+ + SO2 + 2H2O
- Điều kiện phản ứng: nhiệt độ
- Cách tiến hành: Cho sắt tác dụng với dung dịch axit sunfuric.
- Hiện tượng phản ứng: Sắt tan dần, xuất hiện khí không màu, có mùi hắc chính là lưu huỳnh đioxit (SO2)
Fe + H2SO4 đặc : Phản ứng tạo khí H2S
8Fe + 15H2SO4(đặc, nóng) → 4Fe2(SO4)3 + 12H2O + 3H2S
- Điều kiện phản ứng Fe + H2SO4 đặc : Nhiệt độ cao
- Cách tiến hành: Cho sắt tác dụng với H2SO4 đặc, nóng.
- Hiện tượng phản ứng: Sắt tan dần, xuất hiện khí có mùi trứng thối đặc trưng chính là H2S
3. Fe + H2SO4 đặc, nguội
Sắt bị thụ động bởi axit Sunfuric đặc, nguội nên không xảy ra phản ứng giữa Fe + H2SO4. (Fe + H2SO4 đặc nguội KHÔNG xảy ra phản ứng)
Top 45 câu hỏi trắc nghiệm Fe + H2SO4