Al + H2SO4: Các phản ứng và câu hỏi trắc nghiệm Al và H2SO4

Điều kiện và các trường hợp xảy ra phản ứng Al + H2SO4, cân bằng phương trình và câu hỏi trắc nghiệm thường gặp.

Các trường hợp phản ứng Al + H2SO4

1. Al + H2SO4 loãng

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
  • Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ phòng
  • Cách tiến hành: Cho một ít kim loại Al vào đáy ống nghiệm, thêm vào ống 1-2 ml dung dịch axit.
  • Hiện tượng phản ứng: Al phản ứng với H2SO4 loãng tạo ra hiện tượng màu trắng của nhôm tan dần, đồng thời có bọt khí không màu bay ra.

2. Al + H2SO4 đặc, nóng

- Al + H2SO4: Phản ứng tạo khí SO2
2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
  • Điều kiện phản ứng: H2SO4 đặc nóng
  • Cách tiến hành: Cho từ từ H2SO4 đặc nóng vào Al
  • Hiện tượng phản ứng: Al phản ứng với H2SO4 (đặc, nóng) có hiện tượng Nhôm tan dần, xuất hiện khí không màu, có mùi hắc chính là lưu huỳnh đioxit (SO2)
- Al + H2SO4: Phản ứng tạo khí H2S
8Al + 15H2SO4(đặc, ở nhiệt độ cao) → 4Al2(SO4)3 + 12H2O  + 3H2S
  • Điều kiện phản ứng: Nhiệt độ cao
  • Cách tiến hành: Cho mẫu nhôm vào ống nghiệm đựng dung dịch H2SO4 đặc, sau đó tiến hành đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn
  • Hiện tượng phản ứng: Al phản ứng với H2SO4(đặc ở nhiệt độ cao) có hiện tượng Nhôm tan dần, xuất hiện khí có mùi trứng thối đặc trưng chính là H2S

3. Al + H2SO4 đặc, nguội

Nhôm bị thụ động bởi axit Sunfuric đặc, nguội nên không xảy ra phản ứng giữa Al + H2SO4 đặc nguội.

Câu hỏi trắc nghiệm Al + H2SO4 thường gặp

Câu 1. Cho phương trình hóa học: aAl + bH2SO4 → cAl2(SO4)3 + dSO2 + e H2O. Tỉ lệ a:b là
Câu 2. Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
Câu 3. Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X và 1,008 lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, số mol kết tủa Al(OH)3 phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được hình ảnh

Giá trị của a là
Câu 4. Cho 12,6 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng với 100 ml dung dịch hỗn hợp hai axit HNO3 4M và H2SO4 7M (đậm đặc) thu được 0,2 mol mỗi khí SO2, NO, NO¬2 (không tạo sản phẩm khử khác của N+5).Số mol của Al và Mg lần lượt là
Câu 5. Hoà tan 9 g hợp kim nhôm – magiê vào dung dịch H2SO4 dư thu được 10,08 lít khí H2 (đktc). Thành phần % khối lượng của Al và Mg trong hợp kim lần lượt là:
Câu 6. Cho nhôm tác dụng với H2SO4 loãng thấy thoát ra 1,68 lít khí ở đktc. Khối lượng nhôm đã phản ứng là
Câu 7. Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O2 dư thu được 16,2 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hòa tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch chứa 43,2 gam hỗn hợp muối trung hòa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Câu 8. Cho các phát biểu sau:

(a) Kim loại Al tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

(b) Có thể dùng Ca(OH)2 làm mất tính cứng của nước cứng tạm thời.

(c) Thạch cao nung có công thức là CaSO4.2H2O.

(d) Trong công nghiệp, Al được sản xuất bằng cách điện phân nóng chảy Al2O3.

(e) Điều chế Al(OH)3 bằng cách cho dung dịch AlCl3 tác dụng với dung dịch NH3.

Số phát biểu đúng là
Câu 9. Hỗn hợp A gồm Al, Al2O3, Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 36,6% về khối lượng). Hòa tan hoàn toàn 27,8 gam hỗn hợp A trong 100 gam dung dịch H2SO4 47,04% thu được dung dịch B chỉ chứa muối sunfat trung hòa và hỗn hợp khí C gồm 4 khí đều là các sản phẩm khử của N+5. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy có 1,16 mol NaOH phản ứng, sau phản ứng thu được 14,35 gam kết tủa và 0,224 lít khí thoát ra ở đktc. Nồng độ % của muối Fe3+ trong dung dịch B gần nhất với kết quả nào sau đây?
Câu 10. Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Dẫn từ từ đến dư CO2 vào dung dịch X thu được kết tủa T. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn R. Các chất trong T và R gồm
Câu 11. Hai kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội
Câu 12. Hòa tan hoàn toàn 5,5 gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thu được 4,48 lít H2 (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là
Câu 13. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 6,72 lít khí (đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư dung dịch H2SO4 (đặc, nguội), thu được 6,72 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
Câu 14. Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
Câu 15. Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?
Câu 16. Cho 12,6 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng với 100 ml dung dịch hỗn hợp hai axit HNO3 4M và H2SO4 7M (đậm đặc) thu được 0,2 mol mỗi khí SO2, NO, NO¬2 (không tạo sản phẩm khử khác của N+5).Số mol của Al và Mg lần lượt là
Câu 17. Cho 3 kim loại Na, Al, Fe phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít H2 (đktc). Nếu thay Na và Fe bằng một kim loại M có hóa trị II nhưng khối lượng chỉ bằng 1/2 tổng khối lượng của Na và Fe, rồi cho tác dụng với H2SO4 loãng, dư thì thể tích khí bay ra đúng bằng V lít (đktc). M là kim loại
Câu 18. Cho 3 kim loại Na, Al, Fe phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít H2 (đktc). Nếu thay Na và Fe bằng một kim loại M có hóa trị II nhưng khối lượng chỉ bằng 1/2 tổng khối lượng của Na và Fe, rồi cho tác dụng với H2SO4 loãng, dư thì thể tích khí bay ra đúng bằng V lít (đktc). M là kim loại
Câu 19. Cho hỗn hợp X gồm Al và Ag phản ứng với dung dịch axit H2SO4 thu được 5,6 lít H2 (đktc). Sau phản ứng còn 3 gam một chất rắn không tan. Thành phần phần trăm theo khối lượng của Ag trong hỗn hợp X ban đầu là
Câu 20. Hòa tan 50,54 gam hỗn hợp X gồm (Fe, Al) trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch A, cô cạn dung dịch A thu được 178,22 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
Câu 21. Cho cacbon lần lượt tác dụng với Al, H2O, CuO, HNO3 đặc , H2SO4 đặc, KClO3 , CO2 ở điều kiện thích hợp. Số phản ứng mà trong đó cacbon đóng vai trò chất khử là
Câu 22. Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho Al vào dung dịch HNO3 loãng nguội

(b) Cho Na vào dung dịch CuSO4

(c) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng (không có oxi không khí)

(d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:
Câu 23. Hỗn hợp X gồm Na, Al và Fe, hỗn hợp Y gồm Al và kim loại R. Biết rằng, khối lượng của Al có trong X và Y bằng nhau, tổng khối lượng của Na và Fe có trong X gấp 2 lần khối lượng của R có trong Y. Hòa tan hoàn toàn lần lượt X, Y băng lượng dư dung dịch H2SO4 loãng thì cả 2 trường hợp đều thu được V lít khí H2 (đktc). Kim loại R là
Câu 24. Cho các phát biểu sau:

(1) Dùng Ba(OH)2 có thể phân biệt hai dung dịch AlCl3 và Na2SO4

(2) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3 dư, thu được kết tủa.

(3) Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt.

(4) Kim loại Al tan trong dung dịch H2SO4 đặc, nguội.

(5)Ở nhiệt độ cao, NaOH và Al(OH)3 đều không bị phân hủy.

Số phát biểu đúng là
Câu 25. Cho m gam hỗn hợp Al, Fe vào 300ml dung dịch HCl 1M và $H _{2} SO _{4}$ 0,5M thấy thoát ra 5,6 lít H2 (đktc). Tính thể tích dung dịch NaOH 1M cần cho vào dung dịch X để thu được kết tủa có khối lượng lớn nhất ?
Câu 26. Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Al, Fe vào dung dịch $H _{2} SO _{4}$ loãng dư, thu được 10,08 lít khí (đkc). Biết Fe chiếm 60,87% về khối lượng. Giá trị m là
Câu 27. Cho các phát biểu sau:
(1) Khi đun nóng triolein trong nồi kín rồi sục dòng khí hidro có xúc tác Ni sau đó để nguội thu được khởi chất rắn là tripanmitin.
(2) Chất béo trong cơ thể có tác dụng đảm bảo sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo.
(3) Trong phân tử tinh bột gồm nhiều mắt xích β-glucozơ liên kết với nhau tạo thành hai dạng: amilozơ và amilopectin.
(4) Đimetylamin có tính bazơ lớn hơn etylamin.
(5) Benzen và toluen là nguyên liệu rất quan trọng cho công nghiệp hóa học, dùng để tổng hợp dược phẩm, phẩm nhuộm, thuốc nổ, polime.
(6) HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội làm thụ động hóa Al, Fe, Cu.
(7) Ống thép (dẫn dầu, dẫn nước, dẫn khí đốt) ở dưới đất cũng được bảo vệ bằng phương pháp điện hóa.
(8) Các axit cacboxylic tan nhiều trong nước là do các phân tử axit cacboxylic và các phân từ nước tạo được liên kết hidro.
Số phát biểu đúng là
Câu 28. Cho 27,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Zn ở dạng bột tác dụng với khí oxi, thu được là 38,5 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Để hòa tan hết Y cần vừa đủ V lít dung dịch gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,15M. Giá trị của V là
Câu 29. Hòa tan hoàn toàn 5,95 gam hỗn hợp hai kim loại Al và Zn bằng dung dịch H2SO4 loãng thì khối lượng dung dịch tăng 5,55 gam. Khối lượng Al và Zn trong hỗn hợp lần lượt là (gam)
Câu 30. Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuCl2
(2) Nhúng thanh sắt vào dung dịch CuSO4.
(3) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào bình chứa khí oxi, đun nóng.
(4) Cho chiếc đinh làm bằng thép vào dung dịch H2SO4 loãng.
(5) Nhúng thanh đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(6) Nhúng thanh nhôm vào dung dịch H2SO4 loãng có hòa tan vài giọt CuSO4.
(7) Đốt hợp kim Al - Fe trong khí Cl2.
Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

đáp án Al + H2SO4: Các TH phản ứng, câu hỏi trắc nghiệm Al và H2SO4

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1CCâu 16B
Câu 2DCâu 17A
Câu 3DCâu 18A
Câu 4BCâu 19C
Câu 5CCâu 20C
Câu 6DCâu 21A
Câu 7ACâu 22B
Câu 8DCâu 23D
Câu 9ACâu 24D
Câu 10CCâu 25C
Câu 11CCâu 26A
Câu 12ACâu 27A
Câu 13CCâu 28C
Câu 14DCâu 29C
Câu 15DCâu 30D

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)

Các đề khác

X