Al2O3 + NaOH: Tổng hợp kiến thức trọng tâm và 20 câu hỏi trắc nghiệm

Al2O3 + NaOH: Điều kiện, hiện tượng nhận biết các trường hợp phản ứng và câu hỏi trắc nghiệm thường gặp.

Các thông tin cơ bản khác về Al2O3 và NaOH

Al2O3 là gì?

  • Al2O3 là một oxit lưỡng tính, không tan trong nước; vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazơ.
  • Nó còn được biết đến với tên gọi alumina trong cộng đồng các ngành khai khoáng, gốm sứ, và khoa học vật liệu.

NaOH là oxit gì?

  • NaOH là là một hợp chất vô cơ của natri, thường được gọi là xút. NaOH là một bazơ mạnh.
  • Natri hydroxide là chất rắn không màu, hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước và tỏa nhiệt.
  • Dung dịch NaOH có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da.

Các trường hợp phản ứng của Al2O3 và NaOH

1. Al2O3 + NaOH ra NaAlO2

Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2
  • Điều kiện phản ứng: 900 - 1100°C
  • Cách thực hiện: cho Al2O3 tác dụng với NaOH.
  • Hiện tượng nhận biết: Chất rắn màu trắng của nhôm oxit (Al2O3) tan dần trong dung dịch.

2. Al2O3 + NaOH + H2O

Al2O3 + 3H2O + 2NaOH → 2NaAl(OH)4
  • Điều kiện phản ứng: NaOH đặc nóng.
  • Cách thực hiện: cho Al2O3 tác dụng với NaOH.
  • Hiện tượng nhận biết: Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt. Quan sát chất sản phẩm NaAl(OH)4 được sinh ra
Al2O3 + NaOH: 20 câu hỏi trắc nghiệm thường gặp
Câu 1. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,27 gam bột nhôm và 2,04 gam bột Al2O3 trong dung dịch NaOH dư thu được dung dịch X. Cho CO2 dư tác dụng với dung dịch X thu được kết tủa X1 , nung X1 ở nhiệt độ cao đến khi lượng không đổi thu được chất rắn X2, biết H = 100%, khối lượng X2 là
Câu 2. Cho các chất: Al, Al2O3, Al2(SO4)3, Zn(OH)2, NaHS, K2SO3, (NH4)2CO3. Số chất đều phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch NaOH là:
Câu 3. Các dung dịch nào sau đây đều có tác dụng với Al2O3?
Câu 4.

Al, Al2O3, Al(OH)3 đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. Các chất có tính chất lưỡng tính là

Câu 5. Một thuốc thử phân biệt 3 chất rắn Mg, Al, Al2O3 đựng trong các lọ riêng biệt là dung dịch
Câu 6. Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch
Câu 7. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch chưa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2.

(b) Cho Al2O3 dư vào lượng dư dung dịch NaOH.

(c) Sục khí CO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2.

(d) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư.

(e) Cho dung dịch chứa a mol KHSO4 vào dung dịch chứa a mol NaHCO3.

(g) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí).

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
Câu 8. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục H2S vào dung dịch nước clo.

(b) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím.

(c) Cho H2S vào dung dịch Ba(OH)2.

(d) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.

(e) Đốt H2S trong oxi không khí.

(g) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng, dư.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hoá - khử là
Câu 9. Cho các phản ứng sau :

(a) H2S + SO2 

(b) Cu + dung dịch H2SO4 (loãng) 

(c) $SiO _{2}+ Mg \frac{t^{o}}{t \text {tỉ lệ mol} 1: 2}$

(d) Al2O3 + dung dịch NaOH 

(e) H2S + FeCl3

(g) $C+H_{2} O_{hơi} \stackrel{t^{o}}{\rightarrow}$

Số phản ứng tạo ra đơn chất là
Câu 10.

Cho các phát biểu sau:

(a) Al, Al2O3, Al(OH)3 đều tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH.

(b) Dùng Mg để chế tạo các hợp kim nhẹ và bền như Đuyra,…

(c) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn, thu được dung dịch chứa NaOH.

(d) Làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng bằng phương pháp hóa học hoặc phương pháp trao đổi ion.

(e) Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại kiềm thổ (từ beri đến bari) có nhiệt độ nóng chảy giảm dần.

Số phát biểu đúng là

Câu 11. Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được dung dịch X và 1,008 lít khí H2 (đktc). Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào X, số mol kết tủa Al(OH)3 phụ thuộc vào thể tích dung dịch NaOH được biểu diễn bằng đồ thị sau:

Hoà tan hoàn toàn a gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, thu được hình ảnh

Giá trị của a là
Câu 12. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.

(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.

(c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng dư.      

(d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3.

(e) Đổ 100 ml dung dịch Ca(OH)2 1M và 100 ml dung dịch H3PO4 1M.

(f) Sục khí CO2 vào dung dịch thủy tinh lỏng.

(g) Cho catechol vào dung dịch nước Br2.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là
Câu 13. Hòa tan hoàn toàn 6,76 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3 và Mg(NO3)2 trong dung dịch hỗn hợp gồm NaNO3 và 0,54 mol HCl, đun nóng. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Y (chỉ chứa các muối) và 1,568 lít hỗn hợp khí Z gồm N2O và H2 (đktc). Tỉ khối của Z so với metan bằng 1,25. Dung dịch Y có khả năng phản ứng tối đa với 285 ml dung dịch NaOH 2M, thu được kết tủa T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 4,8 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp là
Câu 14. Cho dãy các chất: Zn(OH)2, Pb(OH)2, Fe(OH)2, Cr(OH)3, Al, Mg(OH)2, Zn, Al2O3. Số các chất đều phản ứng được với cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH là:
Câu 15. Cho dãy các chất: SiO2, Cr(OH)3, Zn(OH)2, NaHCO3, Al2O3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH (đặc, nóng) là
Câu 16. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HBr.

(b) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng, dư.

(c) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư.

(d) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.

Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là:
Câu 17.

Cho dãy các chất: Al, Al2O3, AlCl3, Al(OH)3. Số chất trong dãy vừa phản ứng được với dd NaOH, vừa phản ứng được với dd HCl là

Câu 18. Hòa tan hoàn toàn a mol Al2O3 vào dung dịch chứa 2a mol Ba(OH)2 thu được dung dịch X. Trong các chất NaOH, CO2, Fe(NO3)2, NH4Cl, NaHCO3, HCl, Al, Na2CO3. Số chất phản ứng được với dung dịch X là:
Câu 19.

Cho các chất sau: Cr(OH)3, CaCO3, Al(OH)3 và Al2O3. Số chất vừa phản ứng với dụng dịch HCl, vừa phản ứng với dung dịch NaOH là

Câu 20. Cho hỗn hợp bột X chứa Mg , MgO , Al2O3 tan hoàn toàn trong dung dịch hỗn hợp HCl và KNO3 thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z chứa H2 và N2. Cho các nhận định sau về dung dịch Y.

(a). Cho Mg vào Y có thể thu được khí.

(b). Cho Mg vào Y có thể thu được khí NO.

(c). Cho NaOH dư vào Y không thu được kết tủa.

(d). Cho $Ba ( OH )_{2}$ dư vào Y có thể thu được kết tủa nhưng không thể thu được khí.

Tổng số phát biểu đúng là ?

đáp án Al2O3 + NaOH: Tổng hợp kiến thức trọng tâm và 20 câu hỏi trắc nghiệm

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1BCâu 11D
Câu 2CCâu 12D
Câu 3CCâu 13A
Câu 4CCâu 14D
Câu 5BCâu 15C
Câu 6CCâu 16B
Câu 7ACâu 17C
Câu 8CCâu 18A
Câu 9ACâu 19A
Câu 10DCâu 20B

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)

Các đề khác

X