Bài tập trắc nghiệm Fe + O2

Các trường hợp phản ứng Fe + O2, cân bằng phương trình phản ứng. Bài tập trắc nghiệm thường gặp.

Fe + O2: Các trường hợp phản ứng của Fe O2

Phản ứng Fe + O2 là phản ứng oxi hóa khá đơn giản trong đó sắt phản ứng với khí oxi để tạo ra các oxit sắt (tùy điều kiện phản ứng). Đây là một phản ứng quan trọng trong hóa học vì nó cũng là phản ứng cơ bản trong quá trình sản xuất gang.

1. Fe + O2 ra Fe2O3

4Fe + 3O2 ⟶ 2Fe2O3
- Điều kiện: Không
- Tiến hành: Khử Fe trong không khí
- Hiện tượng: Sắt bị gỉ trong không khí ẩm.

2. Fe + O2 ra FeO

2Fe + O2 → 2FeO
- Điều kiện: Nhiệt độ > $450^oC$ trong điều kiện thiếu oxi.
- Tiến hành: Cho sắt nung nóng tác dụng với oxi thiếu.
- Hiện tượng: Sắt từ màu xám chuyển sang màu đen

3. Fe + O2 ra Fe3O4

3Fe + 2O2 ⟶ Fe3O4
- Điều kiện: Nhiệt độ
- Tiến hành: Cho dây sắt có quấn mẩu than hồng vào lọ khí oxi
- Hiện tượng: Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là oxit sắt từ , công thức hóa học là Fe3O4.

4. Fe + O2 + H2O = Fe(OH)2

2Fe + 2H2O + O2 ⟶ 2Fe(OH)2
- Điều kiện: Không có
- Hiện tượng: Phương trình không có hiện tượng nhận biết đặc biệt.

Trắc nghiệm Fe + O2

Câu 1. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3.

(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc), để trong không khí ẩm.

(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4.

(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học là
Câu 2. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Nối một dây Al với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(b) Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

(c) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối.

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra sự ăn mòn điện hóa học là
Câu 3. Đốt cháy 16,8 gam bột Fe trong oxi, sau một thời gian thu được 19,84 gam rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch chứa NaHSO4 và x mol NaNO3, thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Z gồm NO và H2 (tỉ lệ mol 1 : 1). Cho dung dịch NaOH dư vào Y (không có mặt oxi), thu được 30,06 gam kết tủa. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5. Giá trị của x là.
Câu 4. Phản ứng của Fe với O2 như hình vẽ.

Phản ứng của Fe với O2 như hình vẽ.Cho các phát biểu sau đây:(a) Vai trò của mẩu hình ảnh

Cho các phát biểu sau đây:

(a) Vai trò của mẩu than để làm mồi cung cấp nhiệt cho phản ứng

(b) Phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm đầu dây sắt nóng chảy có thể thành cục trên

(c) Vai trò của lớp nước ở đáy bình là để tránh vỡ bình

(d) Phản ứng cháy sáng, có các tia lửa bắn ra từ dây sắt

Số phát biểu sai là
Câu 5. Có bao nhiêu chất trong các chất cho sau đây mà khi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn mới có khối lượng nhỏ hơn chất rắn ban đầu: NaHCO3, NaNO3, NH4Cl, I2, K2CO3, Fe, Fe(OH)2 và FeS2?
Câu 6. Để m gam một phoi bào sắt ngoài không khí, sau một thời gian được 12 gam chất rắn X gồm Fe,FeO,Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 2,24 lít SO2 là sản phầm khử duy nhất ở đktc. Giá trị của m là
Câu 7. Cho các hợp chất sau: FeCl2, FeCl3, FeO, Fe3O4, Fe(NO3)3, Fe(NO3)2, C2H5OH, CH2=CH-COOCH3. Tổng số chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử là?
Câu 8. Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;

(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;

(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;

(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là
Câu 9. Nung 8,42 gam hỗn hợp X gồm Al, Mg, Fe trong oxi sau một thời gian thu được 11,62 gam hỗn hợp Y. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Số mol HNO3 phản ứng là
Câu 10. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa trong các thí nghiệm sau là bao nhiêu?

1. Nhúng thanh Zn vào dung dịch AgNO3.

2. Cho vật bằng gang vào dung dịch HCl.

3. Cho Na vào dung dịch  CuSO4.

4. Để miếng tôn (Fe trắng Zn) có vết xước sâu ngoài không khí ẩm.

5. Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 2M.

6. Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư.
Câu 11. Cho m gam bột Fe vào bình kín chứa đồng thời 0,06 mol O2 và 0,03 mol Cl2, rồi đốt nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp chất rắn chứa các oxit sắt và muối sắt. Hòa tan hết hỗn hợp này trong một lượng dung dịch HCl ( lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, sau khi kết thúc các phản ứng thì thu được 53,28 gam kết tủa (biết sản phẩm khử của N+5 là khí NO duy nhất). Giá trị của m là
Câu 12. Đốt cháy 16,8 gam bột Fe trong V lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2, thu được hỗn hợp chất rắn X gồm các oxit và muối (không thấy khí thoát ra). Hòa tan X trong 480 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5N+5), đồng thời thu được 132,39 gam kết tủa. Giá trị của V là
Câu 13. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 12 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 3,36 lít khí SO2 (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
Câu 14. Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây(sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình nào?
Câu 15. Thực hiện các thí nghiệm sau :
(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.
(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.
(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.
(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.
(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.
(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là
Câu 16. Một vật làm bằng sắt tráng thiếc (sắt tây), trên bề mặt vết sây sát tới lớp sắt. Khi vật này tiếp xúc với không khí ẩm thì:

đáp án Bài tập trắc nghiệm Fe + O2

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1DCâu 9D
Câu 2ACâu 10A
Câu 3BCâu 11A
Câu 4BCâu 12C
Câu 5ACâu 13A
Câu 6DCâu 14A
Câu 7DCâu 15D
Câu 8CCâu 16A

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)


Tổng kết lại kiến thức:
Khi sắt (Fe) phản ứng với khí oxi (O2), sản phẩm chính là oxit sắt (FeO), có thể biểu diễn bằng phương trình hóa học:
Fe + O2 → FeO
Nếu Fe + O2 diễn ra trong điều kiện nhiệt độ và áp suất cao, hoặc với tỷ lệ khí oxi lớn hơn, có thể tạo ra sản phẩm khác như oxit sắt (Fe3O4) hoặc oxit sắt (Fe2O3):
3Fe + 2O2 → Fe3O4
2Fe + 3O2 → Fe2O3
Trên đây là chi tiết các trường hợp phản ứng Fe + O2 và bài tập trắc nghiệm vận dụng. Hy vọng sẽ giúp các em học tốt môn Hóa.

Các đề khác

X