Trang chủ

Câu hỏi trắc nghiệm axit nitric HNO3

Kiến thức về HNO3 cần nhớ và các dạng câu hỏi trắc nghiệm thường gặp. Trắc nghiệm lý thuyết HNO3.

Lý thuyết về axit nitric HNO3

Axit Nitric (HNO3) là gì?

Axit nitriclà một hợp chất vô cơ có công thức hóa học HNO3. Là chất lỏng không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm. Trong tự nhiên, acid nitric hình thành trong những cơn mưa giông kèm sấm chớp. Nó là tác nhân của mưa axit

Tính chất hóa học của HNO3

Axit nitric (HNO3) là một monoaxit mạnh, một chất oxy hóa mạnh có thể nitrat hóa nhiều hợp chất vô cơ và là một axit một nấc vì chỉ có một sự phân ly.

1. Tính axit mạnh

- Là 1 trong các axit mạnh nhất.

- Phân li hoàn toàn trong dung dịch loãng: HNO3 → H+ + NO3-

- Làm quỳ tím chuyển đỏ.

- Tác dụng với oxit bazơ → muối + H2O

CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O

2HNO3 + CuO → Cu(NO3)2 + H2O

- Tác dụng với các bazơ → muối + H2O

Mg(OH)2 + 2HNO3 → Mg(NO­3)2 + 3H2O

KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

- Tác dụng với muối → Muối mới + axit mới (yếu hơn axit HCl)

BaCO3 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + CO2 + H2O

2. Tính oxi hóa mạnh

a. HNO3 tác dụng với kim loại

- HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt). Tùy thuộc vào nồng độ axit, nhiệt độ và xúc tác, sản phẩm tạo ra cuối cùng có thể gồm nhiều loại và nhiều sản phẩm khử đa dạng như N2, NO, NO2, N2O, NH4NO3.

Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2↑ + 2H2O

Fe + 4HNO3 (loãng) → 2H2O + NO + Fe(NO3)3

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

3Ag + 4HNO3 → 3AgNO3 + 2H2O + NO

- Khi kim loại phản ứng với axit nitric rất loãng (1–2% hay 0,2–0,3 M) và lạnh (gần 0 ℃) thì mới giải phóng hydro

Mg(rắn) + 2HNO3 (dd) → Mg(NO3)2 (dd) + H2 (khí)

b. HNO3 tác dụng với phi kim

Các nguyên tố phi kim này thường bị oxy hóa đến trạng thái oxy hóa cao nhất và tạo ra nitơ dioxide đối với acid đặc và nitơ oxide đối với acid loãng

C + 4HNO3 → CO2↑ + 4NO2↑ + 2H2O

3C + 4HNO3 → 3CO2↑ + 4NO↑ + 2H2O

P + 5HNO3 → H3PO4 + 5NO2↑ + H2O

c. Tác dụng với các chất khử khác

- HNO3 tác dụng với oxit bazơ, bazơ và muối trong đó kim loại chưa có hóa trị cao nhất...

4HNO3(đặc,nóng) + FeO → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

4HNO3(đặc,nóng) + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2

d. Sự thụ động hóa

Dù Cr, Fe, Co, Ni, Mn, Al dễ hòa tan trong dung dịch HNO3 loãng, nhưng đối với HNO3 đặc nguội lại tạo một lớp oxit kim loại Al2O3, Fe2O3,… bảo vệ chúng khỏi bị oxy hóa thêm, hiện tượng này gọi là sự thụ động hóa.

Điều chế HNO3

1. Trong công nghiệp

- Quy trình: gồm 3 bước: NH3 → NO → NO2 → HNO3

(1) Sản xuất NO từ NH3:



(2) Chuyển từ NO thành NO2:

2NO + O2 → 2NO2

(3) Chuyển hóa NO2 thành HNO3:

4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3

2. Trong phòng thí nghiệm

H2SO4 (đặc) + NaNO3 (tinh thể) → HNO3 + NaHSO4

Top 50 câu hỏi trắc nghiệm về HNO3

Câu 1. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào HNO3 không đóng vai trò chất oxi hóa ?
Câu 15. Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là:
Câu 24. Hóa chất phân biệt ba dung dịch riêng biệt: HCl, HNO3, H2SO4 là
Câu 47. Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư sinh ra khí NO?

đáp án Câu hỏi trắc nghiệm axit nitric HNO3

CâuĐáp ánCâuĐáp án
Câu 1BCâu 26D
Câu 2BCâu 27A
Câu 3ACâu 28D
Câu 4ACâu 29D
Câu 5ACâu 30D
Câu 6ACâu 31A
Câu 7CCâu 32C
Câu 8ACâu 33D
Câu 9CCâu 34B
Câu 10CCâu 35B
Câu 11ACâu 36B
Câu 12DCâu 37D
Câu 13DCâu 38C
Câu 14CCâu 39B
Câu 15DCâu 40A
Câu 16CCâu 41A
Câu 17DCâu 42B
Câu 18BCâu 43A
Câu 19ACâu 44C
Câu 20ACâu 45B
Câu 21CCâu 46B
Câu 22BCâu 47B
Câu 23DCâu 48A
Câu 24CCâu 49C
Câu 25C

Cao Mỹ Linh (Tổng hợp)



Hy vọng với phần lý thuyết và các câu hỏi trắc nghiệm về HNO3 do Đọc tài liệu tổng hơn trên đây sẽ giúp các em học tốt môn hóa.

Các đề khác