Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là: mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
=> Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là bình đẳng trong quy định của pháp luật.
Thông tin bổ sung
1. Bình đẳng trong kinh doanh là gì?
Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là việc mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế có quyền tự do lựa chọn ngành, nghề kinh doanh mà mình có tiềm năng phát triển, tự do lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp với ngành nghề và phù hợp với chủ thể kinh doanh, tự do lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp với nhân lực, nguồn vốn
và sự phát triển (có thể là doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh hay công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn), ngoài ra pháp luật còn quy định các chủ thể có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau trong kinh doanh.
2. Nội dung bình đẳng trong kinh doanh về lựa chọn
Bình đẳng trong kinh doanh thể hiện ở việc bình đẳng trong lựa chọn thể hiện ở việc:
- Mọi công dân có quyền tự do lựa chọn hình thức trong kinh doanh. Mọi công dân, không phân biệt, nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì đều có thể thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn….
Ví dụ: có công dân muốn làm giàu một cách nhanh chóng họ tham gia vào công ty bán hàng đa cấp, lôi kéo người khác tham gia để bán được hàng thu về lợi nhuận cao. Nhưng
có những người chỉ kiếm tiền bằng việc chạy xe ôm.
- Mọi doanh nghiệp có quyền tự chủ đăng ký kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Các ngành nghề bị
cấm kinh doanh quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư 2020 gồm:
+ Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư;
+ Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư;
+ Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư;
+ Kinh doanh mại dâm;
+ Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;
+ Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;
+ Kinh doanh pháo nổ;
+ Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
3. Các nội dung khác của bình đẳng trong kinh doanh
- Mọi doanh nghiệp đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Các doanh nghiệp luôn luôn được nhà nước tạo điều kiện để phát triển, nhà nước luôn tìm cách tháo gỡ các chính sách kìm chân doanh nghiệp để các doanh nghiệp bứt phá có cơ hội phát triển. Ví dụ: Cải thiện thủ tục hành chính để các doanh nghiệp có khả năng tiếp cận các nguồn vốn từ ngân hàng nhà nước.
- Mọi doanh nghiệp đều có quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh, chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng. Ví dụ: Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel ngoài kinh doanh thị trường trong nước, doanh nghiệp này đã vươn ra thị trường thế giới và chủ yếu ở khu vực Châu Phi đem về nguồn lợi rất lớn cho doanh nghiệp. Hay tập đoàn Vingroup trước đây kinh doanh bất động sản sau này đã mở rộng kinh doanh về thương mại, nông sản, giáo dục….
- Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh như kinh doanh đúng ngành nghề đăng ký, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính, tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên môi trường….
(Theo Công ty luật ACC)
Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là
Xuất bản: 17/12/2020 - Cập nhật: 25/09/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Một trong những nội dung của bình đẳng trong kinh doanh là mọi chủ thể kinh tế khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều được hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Những người vừa vi phạm nội dung bình đẳng trong lao động vừa vi phạm nội dung bình đẳng trong kinh doanh là anh M và anh K..
Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong kinh doanh là mọi doanh nghiệp đều phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi người lao động.
Những người sau đây vi phạm quyền bình đẳng trong kinh doanh: ông D và ông V.
Giải thích:
Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung của bình đẳng trong kinh doanh là mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được tự chủ nâng cao hiệu quả cạnh tranh.
Bình đẳng trong kinh doanh không bao gồm nội dung bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động.
Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.
Những người sau đây vi phạm nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh: Ông V, anh K chị T.
Một trong những nội dung của quyền bình đẳng trong kinh doanh là mọi công dân đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh.
Những người dưới đây vi phạm nội dung bình đẳng trong kinh doanh: Anh B, và bà K.
Một trong những nội dung của bình đẳng trong kinh doanh là mọi doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau được quyền liên doanh với tổ chức kinh tế ngoài nước.