Biệt ngữ xã hội là từ ngữ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. (Theo SGK Ngữ văn 8, Tập một)
Thông tin bổ sung
Biệt ngữ xã hội là gì ?
Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ chỉ được sứ dụng trong một tầng lớp xã hội nhất định (Tầng lớp xã hội có thể là vua quan trong triều đình phong kiến; tầng lớp thượng lưu, trung lưu trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám; những người buôn bán, lái xe, quân đội, học sinh sinh viên, những người chơi thể thao, những người cùng theo một tôn giáo, làm cùng một nghề,…).Ví dụ:
- Biệt ngữ của vua quan trong triều đình phong kiến: trẫm, khanh, long thể, mặt rồng, ngự giá, ngự bút, long bào,…
- Biệt ngữ của những người theo đạo Thiên Chúa: mình thánh, nữ tu, ông quản, cứu rỗi, lòng lành, ơn ích,…
Ví dụ về Biệt ngữ xã hội của tầng lớp học sinh
-"trúng tủ": ôn đúng phần đề ra.- "xơi trứng ngỗng": được 0 điểm.
- "ngỗng": được 2 điểm.
- "gậy": được 1 điểm.
- "chém gió": nói phét.
- "phao": tài liệu để chép trong giờ kiểm tra, thi cử.
- "cúp tiết": trốn học.
- "ghế tựa": được 4 điểm.
- "lệch tủ": sai đề
- "đội sổ": xếp cuối lớp.