Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải gánh chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình là quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí.
Giải thích:
Theo SGK GDCD 12 trang 28, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lí theo qui định của pháp luật. Những lỗi vi phạm với mức độ như nhau, đối tượng như nhau thì sẽ chịu trách nhiệm như nhau. Nếu công dân có mức độ vi phạm khác nhau, tính chất và hành vi khác nhau sẽ phải chịu mức trách nhiệm pháp lí phù hợp.
Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải gánh chịu trách nhiệm về hành vi
Xuất bản: 17/12/2020 - Cập nhật: 06/09/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Chị K là nhân viên một công ty tư nhân đã mua vật tư nông nghiệp của bà A và nợ lại bà 150 triệu đồng rồi bỏ trốn với mục đích chiếm đoạt số tiền trên. Sau nhiều lần không liên lạc được với chị K để đòi nợ, bà A đã làm đơn tố cáo chị với cơ quan chức năng. Chị K phải chịu những trách nhiệm pháp lí nào .....
Chị K phải chịu những trách nhiệm pháp lí về hình sự và dân sự.
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hành chính khi thực hiện hành vi nào sau đây?
Người có đủ năng lực trách nhiệm pháp lí vi phạm pháp luật hành chính khi thực hiện hành vi tự ý thay đổi hình dáng của xe gắn máy.
Cơ quan X bị mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan quên không khóa cổng. Vậy bảo vệ cơ quan này phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây?
Cơ quan X bị mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan quên không khóa cổng. Vậy bảo vệ cơ quan này phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Giải thích:
Vi phạm pháp luật là hành vi phạm xâm phạm quan hệ lao động, công vụ nhà nước... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ. Việc làm của bảo vệ cơ quan là vi phạm nghiêm trọng đến kỉ luật lao động nên phải chịu trách nhiệm pháp lí.
Ông X làm giám đốc, anh Y là thủ kho, anh V là lái xe tại công ty Z. Biết việc ông X đã nhập một lô nguyên liệu không rõ nguồn gốc của ông K về để sản xuất sữa bột dành cho trẻ em, anh Y nhắn tin yêu cầu ông X phải đưa cho mình 200 triệu đồng nếu không sẽ tố cáo sự việc tới cơ quan chức năng. Sau .....
Anh V, ông X, anh Y, anh L và ông K là những người phải chịu trách nhiệm pháp lí vì những việc làm của mình.
Ông A giám đốc bệnh viện X cùng chị B trưởng phòng tài vụ đặt mua hai máy chạy thận nhân tạo thế hệ mới nhất do anh C phân phối. Khi bàn giao, anh D kỹ thuật viên phát hiện số máy này không đảm bảo chất lượng như hợp đồng đã kí kết nên từ chối nhận và báo cáo toàn bộ sự việc với ông A. Sau đó, khi anh .....
Những người sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí: Chị B, ông A và anh C.
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí mọi công dân đều không bị
Bình đẳng trước pháp luật có nghĩa là trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lí mọi công dân đều không bị phân biệt đối xử.
Nhận định nào dưới đây không đúng với nội dung công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí?
Nhận định không đúng với nội dung công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là: Phụ nữ có thai, hoặc đang trong thời kì nuôi con không phải chịu sự trừng trị của pháp luật.
Ông A rủ ông B và ông C cùng đột nhập vào tiệm vàng X để ăn trộm nhưng ông C từ chối không đi. Biết chuyện này, vợ ông A đã ngăn cản chồng nhưng không được. Khi ông A và ông B đang phá khóa tủ thì bị phát hiện nên đã bỏ chạy. Những ai dưới đây không phải chịu trách nhiệm pháp lí?
Những người sau đây không phải chịu trách nhiệm pháp lí: ông C, vợ ông A. Vì ông C đã từ chối không đi cùng ông A và ông B, vợ ông A biết chuyện cũng đã ngăn cản chồng nhưng không được.
Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý. Phát biểu trên thể hiện nội dung nào dưới đây?
Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu ít nhất một loại trách nhiệm pháp lý. Điều này có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật hay chính là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.