Bản chất của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là gì?

Xuất bản: 09/11/2020 - Cập nhật: 28/08/2023 - Tác giả: Hà Anh

Câu Hỏi:

Bản chất của cuộc cải cách Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 là gì?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: A


Cuộc cải cách Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản từ năm 1868 mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Cụ thể
- Nó đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản của một cuộc cách mạng tư sản là xóa bỏ những rào cản phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1868) có ý nghĩa như một cách mạng tư sản bởi cuộc duy tân này được thực hiện trên tất cả các mặt về chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục đưa nước Nhật phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa
Lý do:
- Thứ nhất cách mạng tư sản có những đặc điểm sau
+ Mục đích là lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư sản, tạo điều kiên cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Lực lượng lãnh đạo giai cấp tư sản
+ Động lực cách mạng có đông đảo quần chúng nhân dân
+ Kết quả, ý nghĩa: nền thống trị của giai cấp tư sản được thiết lập, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ.
- Thứ hai : đối chiếu với cuộc Duy tân Minh Trị
+ Do những hiệp ước bất bình mà Mạc phủ kí kết với nước ngoài làm cho tầng lớp xã hội phản ứng mạnh mẽ, phong trào đấu tranh chống Sô-gun nổ ra sôi nổi vào những năm 60 của thế kỉ XX đã làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
+ Tháng 01/1868, Sô-gun bị lật đổ, Thiên hoàng Minh trị trở lại nắm và thực hiện một loạt cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, giáo dục nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu.
+ Từ đó, nước Nhật thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây, Nhật Bản giàu mạnh, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
+ Có thể thấy cuộc Duy tân Minh trị tuy không lật đổ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến nhưng đã xóa bỏ những tàn dư của giai cấp phong kiến, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy nhiên cũng chính vì lý do này cuộc Duy tân Minh trị còn được gọi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì nó chưa xóa bỏ triệt để những rào cản phong kiến (quyền lực tối cao thuộc về thiên hoàng, chế độ sở hữu phong kiến vẫn được duy trì) để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Cuộc Duy tân Minh trị có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á trong đó có Việt Nam. Mặc dù được xem là cuộc cách mạng tư sản nhưng đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Sau cuộc Duy tân Minh trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
=> Như vậy, cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản.
- Tuy nhiên chế độ phong kiến vẫn chưa bị xóa bỏ hoàn toàn (quyền lực tối cao thuộc về Thiên hoàng; ưu thế về kinh tế - chính trị của tầng lớp quý tộc vẫn được duy trì)
==> Đáp án cần chọn là: A

Hà Anh (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Vì sao Duy tân Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản?


Giải thích: Nửa cuối thế kỉ XIX, Chế độ phong kiến của Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, đứng trước nguy cơ bị các nước bị các nước phương Tây xâm lược. Chính vì vậy, để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, Nhật bản đã lựa chọn con đường cải cách được gọi là duy tân Minh Trị. Cuộc duy tân Minh Trị đã đưa Nhật Bản chuyển từ phong kiến trở thành tư sản hóa. Đưa Nhật trở thành một nhà nước tư bản ở châu Á

Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm nào từ cuộc Duy tân Minh Trị để vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay?

Việt Nam có thể học tập bài học kinh nghiệm từ cuộc Duy tân Minh Trị để vận dụng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay là tiếp nhận, học hỏi cái tiến bộ của thế giới, thay đổi cái cũ cho phù hợp với điều kiện của đất nước

Nội dung nào sau đây không thuộc nội dung cải cách kinh tế của cuộc Duy tân Minh Trị?


Đáp án cần chọn là: C
Về kinh tế, chính phủ đã ban hành chính sách thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cống, đường sá...Tuy nhiên quyền sở hữu ruộng đất phong kiến vẫn tiếp tục được duy trì chứ không được xóa bỏ.

Yếu tố được coi là "chìa khóa" trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản có thể áp dụng cho Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay là

Yếu tố được coi là "chìa khóa" trong cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản có thể áp dụng cho Việt Nam trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước hiện nay là cải cách giáo dục

Cuộc Duy tân Minh Trị có tác động như thế nào đến tình hình Nhật Bản cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX?


Dưới tác động của cuộc Duy tân Minh Trị, đến cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản công nghiệp
Đáp án cần chọn là: B

Hệ quả tích cực nhất của cuộc cải cách Minh Trị năm 1868 ở Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục là

Dựa vào nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị trong lĩnh vực giáo dục là: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học – kĩ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh giỏi đi du học ở phương Tây. Chính sách này đã đào tạo ra con người Nhật Bản có khả năng tiếp thu khoa .....

Thiên hoàng Minh Trị đã không thực hiện chính sách cải cách nào về quân sự?


Về quân sự, Thiên hoàng Minh Trị tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng, ....
=> Loại trừ đáp án: B
Đáp án cần chọn là: B

Tầng lớp nào đóng vai trò quan trọng trong Chính phủ mới được thiết lập ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị?

Tầng lớp đóng vai trò quan trọng trong Chính phủ mới được thiết lập ở Nhật Bản sau cuộc Duy tân Minh Trị là quý tộc tư sản hóa

Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản năm 1868?

Cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc Cách mạng tư sản:
- Tạo nên những biến đổi xã hội sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực. Sau cuộc Duy tân Minh Trị, Nhật Bản từ một nước phong kiến đi lên phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

đề trắc nghiệm lịch sử 8 mới nhất

X