Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được in trong tập thơHoa dọc chiến hàoxuất bản năm 1968, thời kì cả dân tộc xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước.
Bổ sung kiến thức:
Trong các tập thơ của Xuân Quỳnh, tập "Hoa dọc chiến hào" có một vị trí đặc biệt trên hành trình nghệ thuật của bà và là một trong các sáng tác tiêu biểu của thơ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước. "Hoa dọc chiến hào" gồm 28 bài thơ, nó vừa là cảm hứng chiến trận lại vừa là cảm hứng từ tình mẫu tử thiêng liêng, mang một giá trị thẩm mĩ cao. Đặc biệt, hai trong số các bài thơ của tập "Hoa dọc chiến hào" được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông đó là "Tiếng gà trưa" giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 7 và "Sóng" được giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 12.
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh được in trong tập thơ?
Xuất bản: 23/10/2020 - Cập nhật: 24/10/2023 - Tác giả: Nguyễn Hưng
Câu Hỏi:
Đáp án và lời giải
Câu thơ không được trích ra từ bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh: "Mây vẫn bay về xa".
Thông tin không chính xác khi nói về tiểu sử nhà thơ Xuân Quỳnh: Năm 1955, làm diễn viên múa trong đoàn văn công.
Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu.
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Khổ thơ nói lên được nét thủy chung trong tình yêu của người phụ nữ (ít thấy ở thơ tình của nam giới).
Khi nhà thơ Xuân Quỳnh ước muốn được “Thành trăm con sóng nhỏ”, đánh giá hợp lí là: Ước muốn của những người có tình yêu lớn, muốn được trường tồn với tình yêu.
Trong số các bài thơ của Xuân Quỳnh đã cho trên đây, bài thơ đã được phổ nhạc là Thuyền và biển. Bài thơ đã được các nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Hữu Xuân phổ nhạc thành các bài hát cùng tên.
Tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da diết trong khát vọng đời thường.
Bài thơ Sóng được Xuân Quỳnh sáng tác ở vùng biển Diêm Điền - Thái Bình
Xuân Quỳnh sinh năm 1942 - 1988, tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh