Axit malic (M = 134) có trong thành phần quả xanh như táo, nho, anh đào… và được

Xuất bản: 20/06/2024 - Cập nhật: 20/06/2024 - Tác giả: Chu Huyền

Câu Hỏi:

Axit malic (M = 134) có trong thành phần quả xanh như táo, nho, anh đào… và được dùng làm chất phụ gia trong thực phẩm để tạo hương vị và bảo quản. Axit malic có mạch cacbon không phân nhánh, chứa hai nhóm cacboxyl và một nhóm OH trong phân tử. Đun nóng axit malic trong ancol etylic có mặt axit sunfuric thì thu được các chất H1, H2 và H3, trong đó chỉ có H1 không làm sủi bọt dung dịch NaHCO3, H2 và H3 đều chứa 44,44% khối lượng cacbon trong phân tử. Trong hỗn hợp 3 sản phẩm thu được (hỗn hợp X), H1 chiếm tỉ lệ 53,98% về khối lượng. Đun nóng axit malic có mặt axit sunfuric thu được H4 có nhóm chức este, chứa 38,40% khối lượng cacbon trong phân tử.
Cho các nhận định sau:
(a) H1, H2, H3 đều là hợp chất hữu cơ tạp chức.
(b) Để tác dụng vừa đủ với 3,52 gam hỗn hợp X cần 16 gam dung dịch NaOH 10%.
(c) H4 phản ứng được với Na dư, cho số mol H2 gấp đôi số mol H4.
(d) H3 và H4 có cùng số nguyên tử H trong phân tử.
Số nhận định đúng là:

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Axit malic dạng HO-R(COOH)2

—> M = R + 107 = 134 —> R = 27

Cấu tạo: HOOC-CH2-CH(OH)-COOH

H1 không làm sủi bọt dung dịch NaHCO3 nên H1 là:

C2H5-OOC-CH2-CH(OH)-COO-C2H5

H2 và H3 đều chứa 44,44% khối lượng cacbon trong phân tử nên H2, H3 là:

C2H5-OOC-CH2-CH(OH)-COOH

HOOC-CH2-CH(OH)-COO-C2H5

H4 tạo ra do: xM —> H4 + (x – 1)H2O

%C = 12.4x/[134x – 18(x – 1)] = 38,40%

—> x = 2

H4 là HOOC-CH2-CH(OH)-COOCH(COOH)-CH2-COOH

(a) Đúng

(b) Đúng:

nH1 = 3,52.53,98%/190 = 0,01

nH2 + nH3 = 3,52.46,02%/162 = 0,01

—> nNaOH = 2nH2 + 2(nH2 + nH3) = 0,04

(c) Đúng, H4 có 4H linh động nên nH2 = 2nH4.

(d) Đúng, H3 và H4 đều có 10H trong phân tử.

Chu Huyền (Tổng hợp)

đề trắc nghiệm hoá học Thi mới nhất

X