Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây Đại nguyên soái trong cuộc kháng chiến

Xuất bản: 10/11/2020 - Cập nhật: 29/08/2023 - Tác giả: Hà Anh

Câu Hỏi:

Ai đã được nhân dân tôn làm Bình Tây Đại nguyên soái trong cuộc kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì chống Pháp?

Đáp án và lời giải

đáp án đúng: C

Một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân Đông Nam Kì chống Pháp là cuộc khởi nghĩa của Trương Định. Ông được nhân dân tôn làm Bình Tây đại nguyên soái. Trương Định không những không hạ vũ khí theo lệnh của triều đình mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ.
Đáp án cần chọn là: C.
Bổ sung kiến thức: Bình Tây đại Nguyên soái là ai?
- Bình Tây đại Nguyên soái là Trương Định, ông là vị thủ lĩnh vĩ đại thời kỳ đầu thực dân Pháp xâm lược nước ta.
- Trương Định sinh năm 1820 tại làng Tư Cung, phủ Bình Sơn, Quảng Ngãi (nau là xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi). Ông còn có tên khác là Trương Công Định hay Trương Trường Định, là hậu duệ của dòng họ Trương khai khoa vùng Quảng Ngãi xưa. Cha của ông là Lãnh binh Trương Cầm, từng là Hữu thuỷ Vệ uý ở Gia Định, dưới thời của vua Thiệu Trị. Theo những ghi chép lại của các sử gia triều Nguyễn, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình danh tiếng, lại sống ở một vùng đất hiếu học nên Trương Định được giáo dục bài bản, thông hiểu binh thư và võ nghệ, đặc biệt là có tài bắn.
- Thời vua Thiệu trị, năm 1844, Trương Định theo cha vào Nam và trở thành bậc tiền hiền khai mở vùng đất Tân An - ĐỊnh Tường. Sau khi cha của ông qua đời, ông ở lại Gò Công và lấy bà Lê Thị Thưởng làm vợ (bà là con gái một hào phú ở huyện Tân Hoà).
- Vào năm 1854, để hưởng ứng chính sách khẩn hoang của triều đình Huế do Nguyễn Tri Phương thi hành, ông đã đem hết tài sản để đi chiêu mộ dân nghèo vùng Quảng Nam - Quảng Ngãi vào khai hoang, lập đồn điền ở Gia Thuận (Gò Công Đông ngày nay). Với công lao đó, ông đã được triều đình Huế phong chức Quản cơ, hàm Lục phẩm nên dân chúng còn thường gọi ông là Quản Định.
- Ngay khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược nước ta, Trương Định đã mang trong mình tư tưởng kháng Pháp nên ông đã tập hợp lực lượng, xây dựng các chiến lược để chống lại quân Pháp và tiến hành nhiều hoạt động khác để xây dựng nguồn lực lâu dài. Trong thời gian này, ông cũng lấy người vợ hai là bà Trần Thị Sanh - bà là chị em con cô con cậu với Từ Dũ Thái Hậu (mẹ vua Tự Đức).
- Sau khi ông qua đời vào ngày 20/8/1864 do hi sinh trong kháng chiến chống Pháp, ông đã được vua Tự Đức truy tặng phẩm hàm và lập đền thờ tại quê nhà.
- Lăng mộ của Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định được người vợ thứ của ông dựng tại Gò Công, Tiền Giang.
- Để tưởng nhớ công lao của ông, nhân dân còn lập đền dựng tượng ông tại huyện Gò Công Đông - nơi mà ông và nghĩa quân từng lấy làm căn cứ chống Pháp để thờ cúng ông. Vào ngày 19, 20 tháng 8 Âm lịch hằng năm là ngày lễ hội để tưởng niệm ông.

Hà Anh (Tổng hợp)

Câu hỏi liên quan

Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã làm gì?

Sau khi chiếm được sáu tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã bắt tay thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh ra Bắc Kì

Năm 1954, thực dân Pháp có hoạt động nào sau đây?

Năm 1954, thực dân Pháp có hoạt động là xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam

Từ năm 1897 đến năm 1914, thực dân Pháp thực hiện ở Việt Nam cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
- Năm 1897, Toàn quyền Pôn Đu-me hoàn thiện bộ máy thống trị và tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Trong thời kì 1946 - 1954, thắng lợi nào sau đây của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” của thực dân Pháp?

Trong thời kì 1946 - 1954, chiến thắng Việt Bắc thu - đông của quân dân Việt Nam đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp.

Căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) không phải là

Căn cứ địa trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 - 1954) không phải là nơi đối phương bất khả xâm phạm.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), chiến thắng Biên giới năm 1950 của quân dân Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây?

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), chiến thắng Biên giới năm 1950 của quân dân Việt Nam có ý nghĩa phá vỡ thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch với căn cứ địa Việt Bắc.

Sự kiện đánh dấu Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam là:

Sự kiện đánh dấu Thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành xâm lược Việt Nam là Hiệp ước Hác – măng và hiệp ước Pa – tơ - nốt được ký kết.

Nội dung nào sau đây nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi của thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam cuối năm 1950?

Nội dung nằm trong kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi của thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam cuối năm 1950 là ra sức phát triển ngụy quân.

Một trong những điểm khác giữa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862 với cuộc kháng chiến chống Pháp ở giai đoạn trước là

Một trong những điểm khác giữa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Nam Kì sau Hiệp ước 1862 với cuộc kháng chiến chống Pháp ở giai đoạn trước là kết hợp chống Pháp và chống phong kiến đầu hàng.

Vì sao trong những năm đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam (từ năm 1858 đến năm 1860), thực dân Pháp bị thiệt hại nặng nhưng vẫn đứng vững được ở Việt Nam để tiếp tục mở rộng xâm lược?

Trong những năm đầu chiến tranh xâm lược Việt Nam (từ năm 1858 đến năm 1860), thực dân Pháp bị thiệt hại nặng nhưng vẫn đứng vững được ở Việt Nam để tiếp tục mở rộng xâm lược vì sai lầm về đường lối, chiến thuật của triều đình Huế.

đề trắc nghiệm lịch sử 8 mới nhất

X