Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây?

Xuất bản: 01/04/2021 - Cập nhật: 02/08/2023 - Tác giả: Chu Huyền

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây? D. Kích thích sự phát quang ... nằm trong bộ đề Đề minh họa tốt nghiệp THPT 2021 môn Lý có đáp án chi tiết từng câu

Câu Hỏi Và Trả lời

CÂU HỎI

Tia hồng ngoại không có tính chất nào sau đây?

TRẢ LỜI

Tia hồng ngoại không có tính chất

kích thích sự phát quang của nhiều chất.

Tính chất nổi bật của tia hồng ngoại là có tác dụng nhiệt rất mạnh, được dùng để sấy khô, sưởi ấm.

Tia hồng ngoại không có tính chất kích thích

Bổ sung kiến thức:

Tia hồng ngoại là bức xạ không nhìn thấy được có bước sóng từ 0,76 μm đến vài mm.

Tính chất và công dụng của tia hồng ngoại:
  • Tính chất nổi bật nhất là có tác dụng nhiệt rất mạnh, được dùng để sấy khô, sưởi ấm.
  • Tia hồng ngoại có thể gây ra một số phản ứng hóa học. Nhờ đó người ta chế tạo được phim để chụp ảnh hồng ngoại vào ban đêm.
  • Tia hồng ngoại cũng có thể biến điệu được như sóng điện từ cao tần. Tính chất này cho phép chế tạo được những bộ điều khiển từ xa.
  • Tia hồng ngoại được ứng dụng nhiều trong quân sự: Ống dòm hồng ngoại, camêra hồng ngoại, tên lửa điều khiển bằng tia hồng ngoại, …

Câu hỏi liên quan
Trong chân không, một tia X và một tia hồng ngoại có bước sóng lần lượt là 0,2 nm và 820 nm. Tỉ số giữa năng lượng mỗi phôtôn của tia X và năng lượng mỗi phôtôn của tia hồng ngoại là

Tỉ số giữa năng lượng mỗi phôtôn của tia X và năng lượng mỗi phôtôn của tia hồng ngoại là $4,1.10^3$.
$\dfrac{\varepsilon_{X}}{\varepsilon_{H N}}=\dfrac{\dfrac{h c}{\lambda_{X}}}{\frac{h c}{\lambda_{H N}}}=\frac{\lambda_{H N}}{\lambda_{X}}=\frac{820.10^{-9}}{0,2.10^{-9}}=4100$

Một bức xạ hồng ngoại truyền trong môi trường có chiết suất 1,4 thì có bước sóng 3 µm và một bức xạ tử ngoại truyền trong môi trường có chiết suất 1,5 có bước sóng 0,14 µm. Tỉ số năng lượng photôn 2 và photôn 1 là

$\dfrac{\varepsilon_{2}}{\varepsilon_{1}}=\dfrac{\dfrac{h c}{\lambda_{2}}}{\dfrac{h c}{\lambda_{1}}}=\dfrac{\dfrac{h c}{n_{2} \lambda_{2}}}{\dfrac{h c}{n_{2} \lambda_{1}}}=\dfrac{n_{1} \lambda_{1}}{n_{2} \lambda_{2}}=\dfrac{3.1,4}{0,14.1,5}=20$

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất nóng lên do có bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí nào dưới đây là nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính?

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất nóng lên do có bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bức xạ ra ngoài vũ trụ. Khí CO2 là nguyên nhân gây nên hiệu ứng nhà kính.

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà trong bức xạ ra ngoài vũ trụ. Trong các khí dưới đây, nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là:

Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên, do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại, mà trong bức xạ ra ngoài vũ trụ. Nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính là CO2.

đề trắc nghiệm vật lý Thi mới nhất

X