Truyền thuyết là gì?

Xuất bản: 19/08/2020 - Cập nhật: 28/08/2023 - Tác giả: Điền Chính Quốc

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Truyền thuyết là gì? ... nằm trong bộ đề Trắc nghiệm Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy

Câu Hỏi Và Trả lời

CÂU HỎI

Truyền thuyết là :

TRẢ LỜI

Truyền thuyết là thể loại văn học

tự sự bằng văn xuôi kể lại các sự kiện và nhân vật có quan hệ với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hóa các sự kiện và các nhân vật được kể, nhằm thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân.

Đặc điểm của truyền thuyết là
  • Thuộc về dân gian, truyền miệng là chính.
  • Kể về nhân vật lịch sử và sự kiện có liên hệ với lịch sử.
  • Yếu tố không thể thiếu đó là sự hư ảo, hoang đường.
  • Truyện thường có thái độ, đánh giá nhân dân về nhân vật, các sự kiện lịch sử có thật
Cốt truyện truyền thuyết 
  • Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
  • Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.
  • Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến hiện tại.
Nhân vật truyền thuyết
  • Thường có những điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất, tài năng, sức mạnh,...
  • Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng.
  • Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.
Những truyền thuyết Việt Nam nổi tiếng:
  • Sơn Tinh - Thủy Tinh.
  • Con Rồng Cháu Tiên.
  • Thánh Gióng.
  • Mỵ Châu - Trọng Thủy.
  • Bánh Chưng - Bánh Giầy.
  • Mai An Tiêm (Nguồn gốc quả dưa hấu)
  • Truyền thuyết về Hồ Ba Bể
  • Chử Đồng Tử và Tiên Dung.
Truyền thuyết là một di sản văn hóa được lưu giữ tới muôn đời cho con cháu.
Câu hỏi liên quan
Dòng nào dưới đây không nói đúng về đặc điểm của truyền thuyết?

Phản ánh nhận thức của người thời cổ về nguồn gốc thế giới và đời sống con người là dòng nói không đúng về đặc điểm của truyền thuyết.

Tại sao xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết?

Xếp truyện Thánh Gióng vào thể loại truyền thuyết vì câu chuyện tưởng tượng, có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo liên quan tới sự thật lịch sử. Truyện truyền thuyết thuộc thể loại truyện có yếu tố hoang đường, kì ảo dựa trên sự thật lịch sử.

Dòng nào sau đây nêu nhận xét chính xác nhất về thể loại truyền thuyết:

Những câu chuyện huyền thoại có cốt lõi của lịch sử là câu nhận xét chính xác nhất về thể loại truyền thuyết.

Truyền thuyết này xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm nào?

Truyền thuyết này xuất hiện lần đầu tiên trong tác phẩm Lĩnh Nam chích quái.

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời điểm lịch sử nào?

Truyền thuyết hồ Gươm ra đời trong thời kì kháng chiến chống giặc Minh (1407- 1427)

Truyền thuyết về thành cổ Loa được xây dựng trên cái nền lịch sử cuộc kháng chiến của nước Âu Lạc chống lại cuộc chiến tranh thôn tính của Triệu Đà. Cuộc kháng chiến ấy diễn ra vào thời gian nào?

Truyền thuyết về thành cổ Loa được xây dựng trên cái nền lịch sử cuộc kháng chiến của nước Âu Lạc chống lại cuộc chiến tranh thôn tính của Triệu Đà vào thế kỉ III trước Công nguyên.

Yếu tố cơ bản làm nên tính chất truyền thuyết ở truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là gì?

Những chi tiết nghệ thuật kì ảo làm nên tính chất truyền thuyết của Sơn Tinh, Thủy Tinh

Truyền thuyết Sự tích hồ Gươm ra đời trong mối quan hệ với di tích lịch sử nào của nước ta

Truyền thuyết Sự tích hồ Gươm ra đời trong mối quan hệ với di tích lịch sử Hồ Gươm ở kinh thành Thăng Long xưa (Hà Nội ngày nay)

Truyền thuyết Thánh Gióng là văn bản miêu tả, kết hợp biểu cảm và tự sự, đúng hay sai?

Truyền thuyết Thánh Gióng là văn bản miêu tả, kết hợp biểu cảm và tự sự là nhận định sai. Truyền thuyết Thánh Gióng là văn bản tự sự

đề trắc nghiệm ngữ văn 10 mới nhất

X