Trang chủ

Trong Đảng Quốc đại, Tilắc là thủ lĩnh của phái nào?

Xuất bản: 18/08/2020 - Cập nhật: 09/10/2023 - Tác giả: Phạm Dung

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Trong Đảng Quốc đại Tilắc là thủ lĩnh của phái nào? nằm trong bộ đề Trắc nghiệm Lịch sử 11 bài 2 : Ấn Độ.

Câu Hỏi Và Trả lời

CÂU HỎI

Trong Đảng Quốc đại Tilắc là thủ lĩnh của phái nào?

TRẢ LỜI

Trong Đảng Quốc đại, Tilắc là thủ lĩnh của phái cấp tiến (phái cực đoan).B. Ti-lắc (1856 - 1920)

là anh hùng dân tộc Ấn Độ, nhà cách mạng ấn Độ, lãnh tụ phái cấp tiến trong Đảng Quốc đại Ấn Độ, một học giả, một triết gia về truyền thống dân tộc cổ Ấn Độ. Ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân.

Từ 1885 - 1905, Đảng Quốc đại chủ trương đấu tranh ôn hòa để đòi hỏi chính phủ. Thất vọng trước thái độ thỏa hiệp của một số người lãnh đạo Đảng Quốc đại và chính sách hai mặt của chính quyền Anh, trong nội bộ Đảng Quốc đại hình thành một phái dân chủ cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, thường được gọi là phái cực đoan. Phái này phản đối thái độ thỏa hiệp của phái ôn hòa và đòi hỏi phải có thái độ kiên quyết chống Anh.



Bal Gangadhar Tilak (1856 - 1920)
Câu hỏi liên quan
Đảng Quốc đại là chính đảng của giai cấp tầng lớp nào?

Đảng Quốc đại là chính đảng củagiai cấp tư sản.

Giải thích: Các phong trào đấu tranh của nông dân và công nhân Ấn Độ trong những năm 1875 - 1885 có tác dụng thúc đẩy giai cấp tư sản Ấn Độ đứng lên chống thực dân Anh. Đảng Quốc dân Đại hội (gọi tắt là Đảng Quốc đại) - chính đảng của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ được thành lập.

Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là ôn hòa, đòi chính phủ thực dân tiến hành cải cách.

Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì

Đảng Quốc đại bị chia rẽ thành hai phái vì thái độ thỏa hiệp của một số lãnh đạo Đảng và chính sách hai mặt của chính quyền thực dân Anh.

Đảng Quốc Đại được thành lập vào thời gian nào?

Đảng Quốc Đại được thành lập vào năm 1885

Trong 20 năm đầu (1885-1905) Đảng Quốc đại ở Ấn Độ chủ trương đấu tranh bằng phương pháp:

Trong 20 năm đầu (1885-1905) Đảng Quốc đại ở Ấn Độ chủ trương đấu tranh bằng phương pháp ôn hòa

Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã có sự phân hóa như thế nào?


Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã phân hóa thành 2 phái: phái Cấp tiến (kiên quyết chống Anh) và phái Ôn hòa (chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách)
Đáp án cần chọn là: A

Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục đích gì?


Đáp án cần chọn là: D
Năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội gọi tắt là Đảng Quốc đại được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tư trị, phát triển nền kinh tế dân tộc.

Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã có sự phân hóa như thế nào?


Đáp án cần chọn là: A
Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại đã phân hóa thành 2 phái: phái Cấp tiến (kiên quyết chống Anh) và phái Ôn hòa (chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu chính phủ thực dân cải cách)

Đảng Quốc đại được thành lập nhằm mục đích gì?


Năm 1885, Đảng Quốc dân đại hội gọi tắt là Đảng Quốc đại được thành lập nhằm đấu tranh giành quyền tư trị, phát triển nền kinh tế dân tộc.
Đáp án cần chọn là: D

Đang xử lý...

đề trắc nghiệm lịch sử 11 mới nhất