Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?

Xuất bản: 19/08/2020 - Cập nhật: 19/11/2023 - Tác giả: Chu Huyền

Hướng dẫn trả lời câu hỏi Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu? Câu hỏi nằm trong bộ đề Trắc nghiệm Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Câu Hỏi Và Trả lời

CÂU HỎI

Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở đâu?

TRẢ LỜI

Người Việt (Kinh) phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và duyên hải ven biển kéo dài từ Quảng Ninh đến Kiên Giang.

Bổ sung kiến thức: Ở một số vùng nhất định có dân tộc cư trú tương đối tập trung nhưng nhìn chung các dân tộc Việt Nam sống xen kẽ nhau, không có lãnh thổ riêng biệt. Địa bàn cư trú của người Kinh chủ yếu ở đồng bằng, ven biển và trung du

; còn các dân tộc ít người cư trú chủ yếu ở các vùng miền núi và vùng cao, một số dân tộc như Khơ me, Hoa, Chăm sống ở đồng bằng.

Các dân tộc thiểu số có sự tập trung ở một số vùng, nhưng không cư trú thành những khu vực riêng biệt mà xen kẽ với các dân tộc khác trong phạm vi của tỉnh, huyện, xã và các bản, mường. Hiện nay, hầu như không có một đơn vị hành chính xã, huyện, tỉnh, nào ở vùng dân tộc thiểu số chỉ có một dân tộc cư trú. Nhiều tỉnh có tới trên 20 dân tộc cư trú như Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng... Phần lớn các huyện có từ 5 dân tộc trở lên cư trú. Nhiều xã, bản, mường có tới 3 đến 4 dân tộc cùng sinh sống.

Việc cư trú đan xen giữa các dân tộc, tạo điều kiện để các dân tộc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nhưng cũng rất dễ nảy sinh các vấn đề mất ngôn ngữ, văn hóa, phân hóa giàu nghèo, tranh chấp đất đai, tài nguyên, gia tăng các tệ nạn xã hội, tiềm ẩn xung đột dân tộc. Ngày nay, tình trạng cư trú xen kẽ của các dân tộc chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các dân tộc cũng như sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, càng có thêm điều kiện đoàn kết và hòa hợp giữa các dân tộc anh em.

Câu hỏi liên quan
Ý nào sau đây không phải ảnh hưởng tiêu cực của con người đến phân bố thực, động vật trên Trái Đất?

Lai tạo ra nhiều giống là hoạt động mở rộng (tích cực) đến sự phân bố thực, động vật trên Trái Đất..
Nhắc lại: Sự phân bố các loại thực vật ảnh hưởng tới sự phân bố các loại động vật vì:
- Thực vật và động vật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau chủ yếu là về nguồn thức ăn và nơi cư trú.

Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á, SGK Địa Lí 10, có thể thấy các đô thị trên 8 triệu dân của Châu Á tập trung nhiều nhất ở

Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á, SGK/12 Địa Lí 10. Ta thấy dân các đô thị trên 8 triệu dân của Châu Á tập trung nhiều nhất ở vùng ven biển Đông Á (Đông Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…), một ít ở Nam Á, Tây Nam Á,…

Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm là:

Phân bố dân cư ở Bắc Trung Bộ có đặc điểm là phân hóa rõ rệt theo hướng từ Đông sang Tây. Người Kinh sống dọc ven biển còn vùng gò đồi, vùng núi là nơi cư trú của người dân tộc ít người.

Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á ,SGK Địa Lí 10, cho biết cho biết dân cư Châu Á tập trung chủ yếu ở các khu vực nào.

Dựa vào hình 2.4 – Phân bố dân cư châu Á, SGK/12 Địa Lí 10. Ta thấy dân cư tập trung chủ yếu ở các khu vực phía Đông Á (Đông Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,…) và Nam Á (Ấn Độ),…

Mục tiêu phân bố dân cư hợp lí của chính sách dân số nước ta để

Mục tiêu phân bố dân cư hợp lí của chính sách dân số nước ta để giảm sự chênh lệch lao động giữa các vùng.

Phân bố dân cư hợp lí là một trong những mục tiêu của

Phân bố dân cư hợp lí là một trong những mục tiêu của chính sách dân số.

Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng rất nhiều đến

Phân bố dân cư chưa hợp lí ảnh hưởng rất nhiều đến sử dụng lao động và khai thác tài nguyên

Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến

Sự phân bố dân cư và mạng lưới dân cư ảnh hưởng đến mạng lưới ngành dịch vụ.

Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm giảm ảnh hưởng rấ lớn đến

Sự phân bố dân cư chưa hợp lí làm giảm ảnh hưởng rấ lớn đến việc sử dụng lao động

Các vùng núi thường là:

Các vùng núi thường là: nơi cư trú của các dân tộc ít người.
Theo SGK Địa lí 7 trang 75
Các vùng núi trên thế giới thường là nơi cư trú của các dân tộc ít người. Do độ dốc lớn, đi lại khó khăn, nên họ thường sống rải rác men theo sườn núi hay dưới thung lũng.

đề trắc nghiệm địa lý 9 mới nhất

X