Trắc nghiệm lịch sử 9 bài 27 có đáp án

Xuất bản: 08/04/2019 - Tác giả:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 9 bài 27 gồm xx câu hỏi cùng đáp án chi tiết giúp bạn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học.

Trắc nghiệp sử 9 bài 27 bao gồm 2 phần ôn tập kiến thức với 6 câu và phần câu hỏi nâng cao với xx câu sẽ giúp các em nắm vững những kiến thức quan trọng nhất của bài "Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953-1954)"

Trắc nghiệm bài 27 sử 9 ôn tập

Câu hỏi

Câu 1. Khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước câu trả lời đúng.

1. Kế hoạch quân sự Na-ua được ra đời ngày:

A. 5/7/1953
B. 7/5/1953
C. 5/7/1954
D. 7/5/1954

2. Kế hoạch Na-ua được Pháp - Mỹ thực hiện nhằm:

A, thực hiện kế hoạch “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
B, thực hiện âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”.
C. xoay chuyển cục diện Chiến tranh có lợi cho Pháp.
D. tiêu diệt lực lượng cách mạng của nhân dân ta.

3. Kế hoạch quân sự Na-ua được chia thành:

A, hai bước
B. ba bước
C. bốn bước
D. năm bước

4. Đến cuối 1953, ngoài đồng bằng Bắc Bộ, Pháp buộc phải tập trung quân ở:

A, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-bang, Plây Cu.
B. Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Kon Tum, Play Cu.
C, Lai Châu, Hoà Bình, Tây Nguyên, Luông Pha-bang.
D. Lạng Sơn, Điện Biên Phủ, Bắc Cạn, Xê-nô.

5. Lực lượng địch ở Điện Biên Phủ lúc cao điểm có:

A. 12.600 quân
B. 16.200 quân
C. 21.600 quân
D. 26.100 quân

6. Tưởng Pháp chỉ huy ở Điện Biên Phủ là:

A. Na-va
B. Đác-giăng-li-ơ
C. Đờ Ca-xtơ-ri
D, Đà Lát đờ Tat-xi-nhi

Câu 2: Hoàn thành bảng niên biểu sau:

Thời GianSự Kiện
7/5/1953
..............Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954
..............Bộ đội ta tấn công Tây Bắc, Na-va phải đưa quân lên đóng giữ tại Điện Biên Phủ.
13/3/1954
..............Ta tổng công kích, đánh vào sở chỉ huy địch, tướng Đời Cát và Ban Tham mưu của địch đầu hàng.
8/5/1954
..............Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết.

Câu 3. Đánh dấu (X) vào cột dọc về ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống PhápĐúngSai
1. Chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp gần một thế kỷ trên đất nước ta.
2. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN.
3. Đất nước hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối.
4. Miền Bắc trở thành hậu phương lớn, tạo cơ sở giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
5. Kết thúc hàng ngàn năm chống phong kiến của nhân dân ta.
6. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc các nước Á, Phi, Mĩ La-tinh

Câu 4

. Hoàn thiện sơ đồ sau để thấy rõ nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Hoàn thiện sơ đồ sau để thấy rõ nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp

Câu 5. Trình bày khái quát diễn biến của chiến dịch Điện Biên Phủ. Kết quả, ý nghĩa của chiến dịch

Câu 6. Nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Giơ-ne-vơ.

Đáp án

Câu 1:

1. B - 2.C - 3.A - 4.A - 5.B - 6.Câu

Câu 2:

Thời GianSự Kiện
7/5/1953Pháp đã cử Na-Va sang làm Tổng chỉ huy quân đội ở Đông Dương và đề ra kế hoạch Na-Va
9/1953Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953-1954
12/1953Bộ đội ta tấn công Tây Bắc, Na-va phải đưa quân lên đóng giữ tại Điện Biên Phủ.
13/3/1954Chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn, ta đánh phân khu Bắc
7/5/1954Ta tổng công kích, đánh vào sở chỉ huy địch, tướng Đời Cát và Ban Tham mưu của địch đầu hàng.
8/5/1954Hội nghị Giơ-ne-vơ về đông dương chính thức khai mạc
21/7/1954Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết.

Câu 3:

Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống PhápĐúngSai
1. Chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp gần một thế kỷ trên đất nước ta.X
2. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN.X
3. Đất nước hoàn toàn độc lập, non sông thu về một mối.X
4. Miền Bắc trở thành hậu phương lớn, tạo cơ sở giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.X
5. Kết thúc hàng ngàn năm chống phong kiến của nhân dân ta.X
6. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc các nước Á, Phi, Mĩ La-tinhX

Câu 4:

Sơ đồ sau để thấy rõ nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp

Câu 5:  Gợi ý trả lời

Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với lực lượng cao nhất là 16.200 quân, được bố trí thành 49 cứ điểm chia làm 3 phân khu: phân khu Trung tâm, phân khu Bắc và phân khu Nam. Chúng coi Điện Biên Phủ là “pháo đài bất khả xâm phạm”.

- Đầu tháng 12/1954, ta quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ.

- Diễn biến: (từ 13/3/1954 đến 7/5/1954) chia làm 3 đợt.

+ Đợt 1: ta tiến công tiêu diệt căn cứ Him Lam và toàn bộ phần khu Bắc.

+ Đợt 2: ta tiến công tiêu diệt các căn cứ phía đông phân khu Trung tâm.

+ Đợt 3: đồng loạt tiến công tiêu diệt các cứ điểm còn lại của phân khu Trung tâm và phân khu phía Nam. 17 giờ ngày 7/5/1954, Tướng Đờ Caxtơ-ri cùng toàn bộ Ban Tham mưu địch đầu hàng.

- Kết quả: tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 16.200 tên địch, hạ 62 máy bay, phá huỷ và thu nhiều phương tiện Chiến tranh.

- Ý nghĩa: đập tan hoàn toàn Kế hoạch Na-va, buộc Pháp phải kí kết Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương.

➜ Tham khảo thêm: Tại sao lại khẳng định chiến thắng Điện Biên Phủ đã quyết định việc chấm dứt chiến tranh xâm lược của Pháp ở Đông Dương?

Câu 6: Xem đáp án tại phần gợi ý trả lời Câu hỏi thảo luận trang 126 SGK Lịch sử 9 (Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương.

)

Trắc nghiệm sử 9 bài 27 nâng cao

Câu hỏi

Câu 1. Hoàn cảnh ra đời của kế hoạch Na-va?

a. Lực lượng của Pháp suy yếu sau 8 năm tiến hành chiến tranh, vùng chiếm đóng bị thu hẹp, gặp nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị.
b. Tranh thủ sự viện trợ của Mĩ cho cuộc chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.
c. Chiến tranh Triều Tiên kết thúc.
d. Tất cả các ý trên.

Câu 2. Na-va là một tên tướng tài của Mĩ được cử sang Đông Dương để làm cố vấn kiêm tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương, đúng hay sai?

a. Đúng
b. Sai

Câu 3. Lý do chủ yếu nhất Pháp cử Na-va sang Đông Dương?

a. Vì sao chiến tranh Triều Tiên Mĩ muốn tăng cường can thiệp vào Đông Dương.
b. Vì Na-va được Mĩ chấp thuận.
c. Vì phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Pháp lên cao.
d. Sau 8 năm tiến hành chiến tranh Pháp sa lầy, vùng chiếm đóng bị thu hẹp có nhiều khó khăn về kinh tế tài chính.

Câu 4

. Nội dung chủ yếu trong bước một của kế hoạch quân sự Na-va là gì?

a. Phòng ngự chiến lược ờ miền Bắc, tấn công chiến lược ở miền Nam.
b. Phòng ngự chiến lược ở miền Nam, tấn công chiến lược ở miền Bắc.
c. Tấn công chiến lược ở 2 miền Nam -Bắc.
d. Phòng ngự chiến lược ở 2 miền Nam-Bắc.

Câu 5. Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã sử dụng lực lượng cơ động mạnh trên toàn chiến trường Đông Dương lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?

a. 44 tiểu đoàn.
b. 80 tiểu đoàn,
c. 84 tiểu đoàn.
d. 86 tiểu đoàn.

Câu 6. Để thực hiện kế hoạch Na-va, Pháp đã tập trung ở Bắc Bộ một lực lượng cơ động mạnh lên đến bao nhiêu tiểu đoàn?

a. 40 tiểu đoàn.
b. 44 tiểu đoàn,
c. 46 tiểu đoàn.
d. 84 tiểu đoàn.

Câu 7. Thực hiện kế hoạch Na-va, chi phí chiến tranh của Mĩ viện trợ chiếm tới:

a. 70%
b. 71%
c. 72%
d. 73%

Câu 8. Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na-va:

a. Lấy lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
b. Xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương trong 18 tháng hi vọng “kết thúc chiến tranh trong danh dự
c. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng,
d. Giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh theo ý muốn.

Câu 9. Tháng 9/1953, Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp đề ra kế hoạch tác chiến Đông-Xuân 1953-1954 với quyết tâm gì?

a. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận chính diện và sau lưng địch.
b. Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, phân tán lực lượng địch.
c. Phân tán lực lượng địch đến những nơi rừng núi hiểm trở.
d. Giam chân địch ở Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Luông Phra-bang.

Câu 10. Phương hướng chiến lược của ta trong cuộc tiến công Đông- Xuân 1953-1954 là gì?

a. Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng.
b. Tập trung lực lượng tiến cộng vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, buộc chúng bị động phân tán lực lượng.
c. Tranh giao chiến ở miền Bắc để chuẩn bị đàm phán.
d. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông-Xuân 1953- 1954.

Câu 11. Việc tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh có nằm trong kế hoạch ngay từ đầu của Na-va không?

a. Có.
b. Không.

Câu 12. Từ cuối năm 1953 đến đầu 1954, ta phá tan lực lượng địch buộc chúng phải tăng cường lực lượng để đối phó với ta ở những vị trí xung yếu mà chúng không thể bỏ đó là những vùng nào?

a. Lai Châu, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Phra-bang.
b. Điện Biên Phủ, Thà khẹt, Plây-cu, Luông Phra-bang.
c. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Luông Phra-bang.
d. Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, sầm nưa.

Câu 13. Đông-Xuân 1953-1954 ta tích cực, chủ động tiến công địch ở 4 hướng nào sau đây?

a. Việt Bắc, Tây Bắc, Đồng bằng Bắc bộ, Thanh Nghệ Tĩnh.
b. Tây Bắc, Trung Lào, Tây Nguyên, Thượng Lào.
c. Tây Bắc, Hạ Lào, Trung Lào, Nam Lào.
d. Tây Bắc, Tây Nguyên, Hạ Lào, Thượng Lào.

Câu 14. Hội nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng (9/1953) đề ra kế hoạch tác chiến Đông-Xuân (1953-1954) với quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch trên cả hai mặt trận nào?

a. Chính trị và quân sự.
b. Chính diện và sau lưng địch,
c. Quân sự và ngoại giao.
d. Chính trị và ngoại giao.

Câu 15. Phương châm chiến lược của ta trong Đông-Xuân 1953-1954 là gì?

a. “Đánh nhanh, thắng nhanh”.
b. “Đánh chắc, thắng chắc”.
c. “Đánh vào những nơi ta cho là chắc thắng”.
d. "Tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt", “Đánh ăn chắc Đánh chắc thắng”.

Câu 16. Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải bị động đối phó...Đó là phương hướng chiến lược của ta trong:

a. Phá sản kế hoạch Na-va.
b. Chiến dịch Tây Bắc.
c. Đông-Xuân 1953-1954.
d. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Câu 17. Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 ta buộc địch phân tán lực lượng thành 5 nơi tập trung quân, đó là đâu?

a. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Plây-cu, Luông Phra-bang.
b. Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Thà Khẹt, Kon Tum, Luông Phra-bang.
c. Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô, Thà Khẹt, Luông Phra-bang.
d. Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Xê-nô. Tây Nguyên, Luông Phra-bang.

Câu 18. Kết quả lớn nhất của cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 là gì?

a. Làm thất bại âm mưu kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng của Pháp.
b. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp- Mĩ.
c. Làm phá sản bước đầu kế hoạch Na-va, buộc quân chủ lực của chúng phải bị động phân tán và giam chân ở miền rừng núi.
d. Làm thất bại âm mưu, mở rộng địa bàn chiếm đóng giành thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ của thực dân Pháp

Câu 19. Vì sao Pháp, Mĩ đánh giá Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm”?

a. Điện Biên Phủ là một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
b. Đây là một hệ thống phòng ngự kiên cố.
c. Điện Biên Phủ được tập trung lực lượng đông, mạnh và trang bị vũ khí hiện đại.
d. a, b và c đúng.

Câu 20. Âm mưu của Pháp, Mĩ trong việc xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là gì?

a. Chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược với ta.
b. Điện Biên Phủ là một đầu mối giao thông quan trọng, địch sử dụng lực lượng không quân để đánh ta.
c. Với địa thế hiểm trở, khó khăn, sẽ bất lợi cho sự tấn công của ta.
d. a, b và c đúng.

Trả lời

Câu 1DCâu 2B
Câu 3DCâu 4A
Câu 5CCâu 6B
Câu 7DCâu 8B
Câu 9ACâu 10B
Câu 11BCâu 12C
Câu 13BCâu 14B
Câu 15DCâu 16C
Câu 17ACâu 18C
Câu 19DCâu 20D

➜ Tham khảo thêm bộ câu hỏi trắc nghiệm sử 9 bài 28

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM