Câu hỏi trắc nghiệm bài 34 lịch sử lớp 9

Xuất bản: 03/04/2019 - Cập nhật: 26/05/2020 - Tác giả:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 9 bài 34 gồm 24 câu hỏi và đáp án sẽ giúp ôn tập để nắm vững những kiến thức quan trọng

Những câu hỏi trắc nghiệm dưới đây được biên soạn bám sát theo kiến thức mà các em đã được học, qua đó giúp các em học sinh nắm vững hơn các kiến thức cơ bản lịch sử 9 bài 34(Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000)

Trắc nghiệm ôn tập kiến thức sử 9 bài 34

Câu hỏi

Câu 1: Đánh dấu (X) vào các giai đoạn ở cột bên phải cho phù hợp với các sự kiện lịch sử ở cột bên trái. Sự kiện lịch sử

Sự kiện lịch sử1919 - 19301930 - 19451945 - 19541954 - 19751975 - Đến nay
Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội VNCMTN
Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá I
Hiệp định Pa-ri
Trận "Điện Biên Phủ trên không”
Chiến dịch Biên giới
Nước Việt Nam DCCH ra đời
Khởi nghĩa Nam Kì
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI

Câu 2:

Hãy viết tiếp vào chỗ chấm (...) để hoàn thành bảng thống kê sau.
STTSự KiệnÝ Nghĩa
1Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đua của Đảng Xã hội Pháp. Người đã tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.........................................................
23/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.........................................................
3Từ 14/8 - 28/8/1945, tổng khởi nghĩa tháng tám đã diễn ra trong cả nước và thành công nhanh chóng, ít đổ máu.........................................................
47/5/1954, ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu”, “chấn động địa cầu”.........................................................
530/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng.........................................................
6Tháng 12/1986, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, ta đã chủ trương đổi mới đất nước.........................................................

Câu 3

: Điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) Đào Dở đầu những câu sau:

1. ☐ Từ khi Đảng thành lập (3-2-1930) đến nay, Đảng đã trải qua 3 lần đổi tên.

2. ☐ Ngày 2-9-1945, khai sinh ra nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

3. ☐ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời ngày 2-9-1969 đã để lại nỗi xót thương vô hạn trong lòng người dân Việt Nam.

4. ☐ Sau khi giành được độc lập, nhân dân Việt Nam lại phải bền bỉ đấu tranh để giành lại và bảo vệ nền độc lập đó trong suốt 30 năm.

5. ☐ Thắng lợi của Việt Nam trong các cuộc kháng chiến là sự ăn may bởi Việt Nam là một đất nước nhược tiểu.

Câu 4: Hoàn thành bảng sau:

Nội DungNguyên Nhân Thắng LợiBài Học
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam
Luôn giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhân dân Việt Nam có truyền thống đoàn kết yêu nước
Trong mọi hoàn cảnh vững lòng tin ở Đảng, sát cánh bên nhau
Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tế
Xây dựng một chính Đảng trong sạch, vững mạnh
Nhà nước phải là nhà nước của dân, do dân và vì dân

Câu 5

: Nêu các giai đoạn chính và đặc điểm lớn gắn liền với từng giai đoạn trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến nay.

Đáp án

Câu 1:

Sự kiện lịch sử1919 - 19301930 - 19451945 - 19541954 - 19751975 - Đến nay
Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội VNCMTNx
Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thânx
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khoá Ix
Hiệp định Pa-rix
Trận "Điện Biên Phủ trên không”x
Chiến dịch Biên giớix
Nước Việt Nam DCCH ra đờix
Khởi nghĩa Nam Kìx
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIx

Câu 2:

STTSự KiệnÝ Nghĩa
1Tháng 12/1920, Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đua của Đảng Xã hội Pháp. Người đã tán thành việc gia nhập Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác Lê-nin và đi theo con đường cách mạng vô sản. Nguyễn Ái Quốc đã xác định con đường đi đúng đắn cho cách mạng Việt Nam.
23/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.Cách mạng Việt Nam có một chính đáng duy nhất lãnh đạo, chấm dứt giai đoạn khủng hoảng về lãnh đạo. Từ đây ta đã có một đường lối đúng đắn và thống nhất, chấm dứt sự mò mẫm về đường lối. Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
3Từ 14/8 - 28/8/1945, tổng khởi nghĩa tháng tám đã diễn ra trong cả nước và thành công nhanh chóng, ít đổ máu.Ta đã kết thúc cuộc đấu tranh hơn tám mươi năm chống đế quốc và hàng ngàn năm chống phong kiến, giành độc lập cho dân tộc, đưa nhân dân từ địa vị nô lệ lên địa vị làm chủ nước nhà. Mở ra một kỉ nguyên mới độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
47/5/1954, ta đã làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu”, “chấn động địa cầu”.Kết thúc 9 năm trường kì kháng chiến chống Pháp, mở ra một giai đoạn mới cho lịch sử dân tộc.
530/4/1975, chiến dịch Hồ Chí Minh đại thắng.Kết thúc hai mươi năm trường kì kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam,thống nhất đất nước, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.
6Tháng 12/1986, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, ta đã chủ trương đổi mới đất nước.Đất nước bước vào thời kì đổi mới toàn diện và sâu sắc nhờ đó đã thu được những thắng lợi to lớn. Vị thế của Việt Nam ngày càng được khẳng định.

Câu 3:

1. Đúng

2. Sai

3. Đúng

4. Đúng

5. Sai

Câu 4:

Nội DungNguyên Nhân Thắng LợiBài Học
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Namx
Luôn giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Namx
Nhân dân Việt Nam có truyền thống đoàn kết yêu nướcx
Trong mọi hoàn cảnh vững lòng tin ở Đảng, sát cánh bên nhaux
Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hộix
Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và đoàn kết quốc tếx
Xây dựng một chính Đảng trong sạch, vững mạnhx
Nhà nước phải là nhà nước của dân, do dân và vì dânx

Câu 5: Gợi ý trả lời

Xem phần sơ lược các kiến thức lịch sử 9 bài 34 để trả lời câu hỏi này.

Trắc nghiệm sử 9 bài 34 nâng cao

Câu hỏi

Câu 1. Ba yếu tố dẫn đến thành lập Đảng CSVN (3/2/1930), yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất?

a. Chủ nghĩa Mác-Lênin.

b. Phong trào công nhân,

c. Phong trào yêu nước.

d. Cả 3 ý trên.

Câu 2. Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là gì?

a. Đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm con đường cứu nước đúng đắn.

b. Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

c. Vạch ra đường lối chiến lược, sách lược cho cách mạng Việt Nam.

d. Sáng lập ra các tổ chức lớn cho cách mạng Việt Nam.

Câu 3. Điểm nổi bật của phong trào cách mạng 1930 -1931 là gì?

a. Đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang.

b. Thực hiện liên minh công nông và thành lập chính quyền Xô viết Nghệ Tĩnh.

c. Sử dụng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.

d. Giáng một đòn quyết liệt vào bọn thực dân phong kiến.

Câu 4. Nét nổi bật của thời kỳ cách mạng 1932 -1935 là gì?

a. Các phong trào dân tộc của công nhân, nông dân và các tầng lớp xã hội khác liên tiếp bùng nổ trong cả nước.

b. Sự vững vàng của Đảng trước chính sách khủng bố dã man của kẻ thù.

c. Các chiến sĩ cách mạng luôn nêu cao tinh thần đấu tranh bất khuất.

d. Hệ thống của Đảng ở trong nước được khôi phục.

Câu 5. Nét nổi bật của phong trào cách mạng 1936 -1939 là gì?

a. Thực hiện khẩu hiệu đấu tranh “Tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình”.

b. Thành lập Mặt trận nhân dân thống nhất phản đế Đông Dương.

c. Đào tạo được đội ngũ cách mạng đông đảo.

d. Sử dụng nhiều hình thức đấu tranh phong phú, xây dựng một đội quân chính trị rộng lớn.

Câu 6. Các Nghị quyết của Đảng liên quan đến thắng lọi của Cách mạng tháng Tám -1945 là những nghị quyết nào?

a. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5/1941).

b. Chỉ thị Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta (12/3/1945)

c. Nghị quyết Hội nghị toàn quốc của Đảng tại Tân Trào (13/8/1945).

d. Tất cả các nghị quyết trên.

Câu 7. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ (1946 - 1954) quân dân ta đã giành những thắng lợi to lớn, trong đó thắng lợi nào quyết định nhất?

a. Chiến dịch Việt Bắc thu đông (1947).

b. Chiến dịch Biên Giới thu đông (1947).

c. Chiến dịch Hòa Bình (1952).

d. Chiến cuộc Đông - Xuân (1953 - 1954) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).

Câu 8. Công tác mặt trận mà Đảng ta xây dựng trong thời kỳ kháng chiến chống Mĩ cứu nước là mặt trận nào?

a. Mặt trận Liên Việt.

b. Mặt trận Việt Minh.

c. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

d. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu 9. Mĩ đã hai lần tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, vậy 2 lần đó nằm trong các chiến lược chiến tranh nào?

a. Chiến tranh đặc biệt và chiến tranh Việt Nam hóa.

b. Chiến tranh đơn phương và chiến tranh cục bộ.

c. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh Việt Nam hóa.

d. Chiến tranh cục bộ và chiến tranh đặc biệt.

Câu 10. Địa danh Đông Khê được nhắc đến trong thời kỳ lịch sử nào?

a. 1918-1930.

b. 1930 - 1945.

c. 1945-1954.

d. 1954-1975.

Câu 11. Địa điểm nhà 5D Phố Hàm Long (Hà Nội) được nhắc đến trong thời kỳ lịch sử nào?

a. 1918- 1930.

b. 1930-1945.

c. 1945-1954.

d. 1954-1975.

Câu 12

. Địa danh Hưng Nguyên ghi nhận tội ác của thực dân Pháp trong thời kỳ nào?

a. 1918- 1930.

b. 1930-1931.

c. 1932 - 1935.

d. 1939 - 1945.

Câu 13. Địa danh Yên Bái gắn liền với tổ chức yêu nước nào là chủ yếu?

a. Tâm tâm xã.

b. Tân Việt cách mạng đảng.

c. Việt Nam Quốc dân Đảng

d. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên.

Câu 14. Pác Bó gắn với tên tuổi của nhân vật lịch sử nào?

a. Tôn Đức Thắng.

b. Nguyễn Ái Quốc.

c. Nguyễn Văn Linh.

d. Lê Duẩn.

Câu 15. Trận Ấp Bắc diễn ra trong thời kỳ đánh bại chiến lược chiến tranh nào của đế quốc Mĩ?

a. Chiến lược “Chiến tranh một phía”.

b. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

c. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.

d. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Câu 16. “Điện Biên Phủ trên không” diễn ra trên vùng trời của địa phương nào?

a. Sơn La - Lai Châu.

b. Việt Bắc.

c. Hà Nội - Hải Phòng

d. Nghệ An - Hà Tĩnh

Câu 17. Chiến thắng Đông Khê (1950) làm rung chuyển cả hệ thống cứ điểm của địch ở biên giới Việt - Trung. Trong kháng chiến chống Mĩ có chiến thắng nào đã làm rung chuyển cả hệ thống phòng thủ của địch nhưng với quy mô lớn hơn?

a. Chiến thắng Ấp Bắc (1/1963).

b. Chiến thắng Vạn Tường (8/1965).

c. Chiến thắng Đường 9 - Nam Lào (3/1970).

d. Chiến thắng Buôn Mê Thuột (3/1975).

Câu 18. Hiệp định Pari (27/1/1973), Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954) đều công nhận Việt Nam là quốc gia “độc lập”. Còn Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946, Pháp công nhận ta như thế nào?

a. Là quốc gia “độc lập”.

b. Là quốc gia “tự trị”.

c. Là quốc gia “tự do”.

d. Là quốc gia có đầy đủ chủ quyền.

Câu 19. Vì sao nói chiến dịch Hồ Chí Minh (4 /1975) là một bước tiến mới trong lịch sử dân tộc so với chiến dịch Điện Biên Phủ (5/1954). Lý do nào là chủ yếu nhất?

a. Chiến dịch Hồ Chí Minh tiến công vào một thành phố lớn.

b. Chiến dịch Hồ Chí Minh sử dụng nhiều vũ khí hiện đại hơn.

c. Chiến dịch Hồ Chí Minh kết thúc nhanh chóng hơn

d. Chiến dịch Hồ Chí Minh đưa đến việc hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền nam và thống nhất đất nước.

Đáp án

Câu 1CCâu 2A
Câu 3BCâu 4B
Câu 5DCâu 6D
Câu 7DCâu 8C
Câu 9CCâu 10C
Câu 11ACâu 12B
Câu 13CCâu 14B
Câu 15BCâu 16C
Câu 17DCâu 18C
Câu 19D

Hướng dẫn soạn sử 9

Bạn còn vấn đề gì băn khoăn?
Vui lòng cung cấp thêm thông tin để chúng tôi giúp bạn
Hủy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM